Change background imageAdd FavoriteRSS
THƯ VIỆN

CMCSoft cùng tham giahỗ trợ khách hàng trên Diễn đàn

xem hướng dẫn Xem hướng dẫn ĐĂNG KÝ thành viên !

Không nên Click vào nội dung Quảng cáo của Forumotion - nhà cung cấp dịch vụ hosting miễn phí!

You are not connected. Please login or register

Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Sun Jan 20, 2013 1:13 pm
admin
admin

Nhiệt tình

Chúng ta có thể sẽ khốn khổ vì SOPA

Dự luật SOPA và PIPA nếu thành hiện thực? Sopa-110
SOPA, viết tắt của chữ Stop Online Piracy Act, là một dự luật đang bị tranh cãi ở Mỹ có thể khiến cho rất nhiều người dân và doanh nghiệp nước này phải nổi giận nếu nó được thông qua. Chức năng của SOPA là chống lại nạn vi phạm bản quyền nội dung số như âm nhạc, phim ảnh hay trò chơi. Điều này hoàn toàn tốt nhưng cách mà SOPA hoạt động có lẽ không mấy "đẹp" chút nào bởi vì nó cho phép chính phủ Mỹ có quyền làm cho các website vi phạm bản quyền phải "biến mất" gần như hoàn toàn trong thế giới Internet, bất kể đó là website của quốc gia nào.[/b]

SOPA là gì?

SOPA là một trong hai dự luật về chống nạn vi phạm bản quyền đang được Quốc hội Hoa kỳ xem xét thông qua, tuy nhiên nó đang vấp phải rất nhiều lời tranh cãi cũng như phản đối từ các công ty công nghệ nổi tiếng như Google, Facebook, Twitter, Zynga, eBay, Mozilla, Yahoo, AOL và LinkedIn. Cách hoạt động của SOPA đó là: nếu phát hiện một website nước ngoài (có server đặt bên ngoài nước Mỹ) chứa hay có liên quan đến các nội dung vi phạm bản quyền thì vị Tổng chưởng lý (Bộ trưởng Bộ tư pháp - Attorney General) của Mỹ có quyền đệ đơn lên tòa án Mỹ để "xóa sổ" trang web đó. Xóa sổ ở đây có nghĩa là họ sẽ ngăn mọi truy cập của người dân Mỹ đến website vi phạm đồng thời loại bỏ những tài khoản thanh toán trực tuyến, tài khoản quảng cáo của website trên.

SOPA có thể làm gì?

Tóm lại, nếu như SOPA được thông qua thì bạn có thể nghĩ đến một viễn cảnh như thế này, đây là những điều mà chính phủ Mỹ có thể làm đối với các website vi phạm bản quyền:

  • Ra lệnh cho các ISP thay đổi DNS để người dân không thể truy cập đến website đó > Website sẽ bị mất toàn bộ Traffic từ Mỹ.
  • Ra lệnh cho Google thay đổi kết quả tìm kiếm, loại bỏ những kết quả dẫn đến website trên > Website sẽ trở nên "tàng hình" trên Internet. Không ai có thể biết đến website này thông qua bộ máy tìm kiếm.
  • Ra lệnh cho cho các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán như PayPal phải vô hiệu hóa tài khoản giao dịch > Website sẽ gần như không thể giao dịch trên mạng, không thể có doanh thu.
  • Ra lệnh các cho dịch vụ quảng cáo ví dụ như Google AdSense từ chối làm ăn với website trên.

Nếu SOPA được thông qua thì các dịch vụ như PayPal hay Google AdSenSe buộc phải tuân thủ theo các điều trên, họ phải khóa tài khoản của những website vi phạm trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được thư báo, trừ khi website đó phản hồi và hứa sẽ có mặt tại tòa án Mỹ.

Ai phản đối SOPA?
Bởi vì những hành động này của SOPA quá cứng rắn nên nó vấp phải những lời phản đối từ nhiều phía. Điển hình nhất là vụ một loạt các công ty công nghệ như Google, Facebook, Twitter, Zynga, eBay, Mozilla, Yahoo, AOL và LinkedIn cùng ký tên vào một lá thư gửi đến các thành viên chủ chốt của Thượng viện và Hạ viện Mỹ phản đối dự luật SOPA. Một đoạn trong đó nói rằng:

"Chúng tôi ủng hộ mục đích cuối cùng mà SOPA nhắm tới đó là nhằm ngăn chặn các website có hành vi vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, bản dự thảo này sẽ đặt các công ty công nghệ và Internet tuân thủ Pháp luật của Mỹ vào những tình thế hành động khó khăn, không chắc chắn. Thêm vào đó nó còn gây rủi ro nghiêm trọng đến lộ trình phát triển của giới công nghệ, công ăn việc làm cũng như gây rủi ro cho cả nền an ninh mạng của toàn quốc gia".

Trong khi đó, Nghị viện Châu Âu thì lại có cách giải thích dễ hiểu và "toàn dân" hơn: "Chúng ta cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của nền Internet toàn cầu, bảo vệ quyền tự do Internet và tự do truyền thông". Còn theo như lời của Nghị sĩ Nancy Pelosi, người đứng đầu Hạ viện Hoa Kỳ thuộc đảng Dân Chủ, nói trên Twitter thì: "Chúng ta cần phải tìm một giải pháp khác tốt hơn SOPA".

SOPA có thể bị lạm dụng

Bên cạnh những phiền toái mang tính toàn cầu mà nó gây ra, SOPA còn có thể bị lạm dụng như là một công cụ để cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty. Ví dụ như ở mục 104 của SOPA có ghi rằng các ISP được quyền tự mình khóa các website có chứa nội dung vi phạm bản quyền mà không cần chính phủ phải thông báo. Đọc đến đây có lẽ bạn đã phần nào hiểu được mấu chốt của một vấn đề đang tiềm ẩn. Lấy ví dụ như Comcast, một công ty ISP lớn của Mỹ và là chủ sở hữu của NBC, một website mạng truyền hình thương mại ở Hoa Kỳ. Nếu SOPA được thông qua thì không gì có thể ngăn được việc Comcast có quyền khóa các website chia sẻ video khác nằm ở nước ngoài đang cạnh tranh với NBC, bằng cách viện lý do website đó đang vi phạm bản quyền. Được biết, Comcast là một trong những công ty đang ủng hộ dự luật SOPA.

Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy SOPA là một vũ khí lợi hại của các nhà cầm quyền Mỹ. Khi mà những người nắm giữ bản quyền nội dung không thể lôi các website nước ngoài đến tận tòa án Mỹ thì SOPA sẽ giúp họ "xóa sổ" website đó trên mạng Internet, ngăn các truy cập cũng như cấm cửa nhiều con đường làm ăn họ.

Tình hình hiện nay của SOPA

Cách đây 2 tuần, một phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp đã được mở ra để các bên có thể tranh luận về những sửa đổi trong dự luật, đây cũng là nơi ủy ban sẽ tiến hành bỏ phiếu để quyết định xem có đưa SOPA đến Hạ Viện hay không. Vào thời điểm đó, có vẻ như ngài Chủ tịch hội đồng, ông Lamar Smith có thể sẽ tiến hành một buổi bỏ phiếu êm thắm nhưng đại diện các bên phản đối SOPA đã lên tiếng yêu cầu ủy ban phải mời những chuyên gia công nghệ đến để họ đánh giá mức độ ảnh hưởng của SOPA đến nền Internet toàn cầu. Còn hiện tại thì ủy ban mới chỉ nghe những lời lẽ từ các đại diện của ngành công nghiệp mà thôi. Buổi điều trần đã diễn ra gần 12 giờ đồng hồ vào thứ 5 tuần rồi và kéo dài thêm nhiều giờ nữa vào thứ 6 hôm sau trước khi nó đột ngột bị hoãn lại và ông Smith hứa sẽ mở một cuộc điều trần thứ hai vào thời gian sớm nhất. Có thể nó sẽ diễn ra vào đầu tháng 1 năm sau.

Trong lúc đó, một Nghị sĩ khác là Darrell Issa, người đứng về phía phản đối SOPA sẽ nhân cơ hội này để đẩy mạnh một đạo luật chống đối SOPA có tên là OPEN. Đạo luật này sẽ phản đối việc chính quyền yêu cầu các ISP phải thay đổi DNS để ngăn không cho người dân truy cập đến các website vi phạm. Tuy nhiên, không phải OPEN ủng hộ việc vi phạm bản quyền bởi vì nó vẫn muốn chính quyền cắt đứt mọi phương tiện thanh toán của website vi phạm trên.

Tổng hợp từ CNet, BusinessInsider, TheVerge

TDNC từ tinhte.vn

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Sun Jan 20, 2013 1:15 pm
admin
admin

Nhiệt tình


SOPA - Những điều cơ bản nhất

Bức tranh toàn cảnh về SOPA và cách thức nó hoạt động cũng như tác động của nó đến cộng đồng Internet sẽ được mình tóm gọn trong bức Infographic đầu tiên. Bức Infographic tiếp theo sẽ là những con số biết nói về sự phản đối SOPA trong cộng đồng Internet. Cuối bài mình sẽ cung cấp một số link hữu ích để mọi người tham khảo thêm. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ có được nhận thức rõ hơn để từ đó lên tiếng vì lợi ích của người dùng Internet.


Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Sun Jan 20, 2013 1:16 pm
admin
admin

Nhiệt tình

Chân dung SOPA - Kẻ hủy diệt mạng internet

Sẽ ra sao nếu bạn phải vào tù chỉ vì chia sẻ video ca nhạc lên YouTube?

Khắp thế giới đang sôi sục với SOPA (Stop Online Privacy Act), dự luật chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng được Quốc hội Mỹ nghiên cứu. Theo giới chuyên môn, SOPA sẽ khiến mạng internet sụp đổ nếu được thông qua. Điều này cũng dễ hiểu khi Mỹ đang có ảnh hưởng toàn cầu trên nhiều phương diện, thậm chí cả khía cạnh trực tuyến.

Hôm nay, chúng mình hãy tìm hiểu kỹ hơn về SOPA và ảnh hưởng sát sườn của dự luật qua bài viết tại trang Mashable.

"Dao mổ"

Về cơ bản, SOPA cho phép Chính phủ Mỹ có quyền tiến hành các biện pháp ngăn chặn trang web nước ngoài, nếu chúng đăng tải nội dung vi phạm bản quyền hoặc tạo điều kiện cho hành động này. Đáng nói hơn, không có tiêu chuẩn rõ ràng xem thế nào là vi phạm. Bởi vậy, nếu người dùng đăng tải hình ảnh, bình luận hoặc chia sẻ liên kết thì đều phạm luật, khi được hiểu theo nghĩa "tạo điều kiện thuận lợi".

Dự luật SOPA và PIPA nếu thành hiện thực? 12011810
Nếu Chính phủ Mỹ muốn chống lại một website bất kỳ, những hành động sẽ tiếp diễn như sau:

- Các nhà cung cấp dịch vụ internet bị yêu cầu chặn trang web vi phạm.
- Các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing... buộc phải loại bỏ kết quả tra cứu hay tài liệu tham khảo về trang web vi phạm.
- Các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải ngừng quảng cáo cho trang web vi phạm.
- Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán phải chấm dứt dịch vụ liên quan đến trang web vi phạm.

Dự luật SOPA và PIPA nếu thành hiện thực? 12011811
Trên thực tế, SOPA cho phép Tổng chưởng lý giữ quyền lực cực lớn nhằm kiểm duyệt mọi website nước ngoài, như trang Wikileaks đình đám sẽ không còn "đất diễn" tại đây. Quyền lực được trao cho Chính phủ Mỹ rất đáng sợ và chỉ dựa vào đây cũng đủ khiến mọi người kịch liệt phản đối SOPA.

Chúng ta đều xâm phạm

Theo SOPA, đối tác thanh toán và quảng cáo phải ngừng cung cấp dịch vụ trong 5 ngày kể từ lúc nhận lệnh của Tổng chưởng lý, trừ khi họ nhận được thông báo phản đối của chủ website. Tuy nhiên, website vi phạm thường không hay biết việc ngăn chặn truy cập. Họ chỉ phát hiện sự việc sau một khoảng thời gian dài nếu chăm chỉ theo dõi lượng khách viếng thăm.

Chưa hết, thông báo phản đối của chủ nhân website chỉ được chấp nhận khi họ cam kết trang web của mình không phạm luật theo định nghĩa của SOPA. Nhưng hãy coi chừng, điều này khó như "lên trời" và rất dễ bị kết tội khai man.

Dự luật SOPA và PIPA nếu thành hiện thực? 12011812
Chưa dừng lại ở đây, sau khi yêu cầu cắt dịch vụ, nguyên đơn có thể khởi kiện đối phương ra tòa. Trong tình huống xuất nhất, họ chiến thắng và bạn không chịu bồi thường (mình sống tại nước ngoài mà, lo gì), bạn sẽ mất luôn tên miền béo bở này.

"Búa tạ"

Nếu những thông tin trên chưa khiến bạn lo lắng bởi chúng chỉ liên quan đến lợi ích kinh tế thì bạn quá nhầm. SOPA quy định cả mức độ vi phạm và có thể khiến chủ nhân website phải lĩnh án hình sự. Cụ thể, nếu quá trình vi phạm tiếp diễn trong hơn 180 ngày và giá trị sản phẩm vi phạm lớn hơn 2.500 USD (khoảng 53 triệu đồng), bạn sẽ bị khép vào trọng tội.

Dự luật SOPA và PIPA nếu thành hiện thực? 12011813
Ví dụ, bạn tải một ca khúc lên YouTube, nếu bài hát có giá 1 USD (khoảng 21k VNĐ) và thu hút trên 2.500 lượt, bạn đã phạm tội hình sự. Thêm nữa, nếu chủ sở hữu bài hát khởi kiện, bạn sẽ chịu cáo buộc "Cố ý xâm phạm lợi ích thương mại". Đấy là chưa kể việc ghi thông tin vào hồ sơ, khiến bạn hết đường xin việc tại các công ty lớn.

Kết luận

Tóm lại, bản chất của SOPA là:

- Cung cấp Cho chính phủ Mỹ quyền đơn phương kiểm duyệt trang web nước ngoài.
- Tạo công cụ cho những tác giả và chủ sở hữu tài sản trí tuệ chống lại chủ nhân trang web phạm luật.
- Khiến một người phạm tội hình sự chỉ vì chia sẻ... một video ca nhạc.

Chắc chắn rồi, SOPA sẽ biến tất cả chúng ta thành tội phạm. Nếu không muốn bị như vậy, bạn đừng sử dụng mạng internet nữa nhé!

Nguồn: Kenh14

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Sun Jan 20, 2013 1:20 pm
admin
admin

Nhiệt tình

Cộng đồng mạng "tắt điện" phản đối SOPA và PIPA

TTO - Khi dự luật SOPA chưa thể hiện thực hóa do sức ép từ nhiều phía, một đạo luật khác mang tên PIPA ra đời với “mức độ giảm nhẹ” và sẽ được mang ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ vào ngày 24-1.

Chiến dịch phản đối hai dự luật trên từ cộng đồng mạng lan rộng nhanh chóng.

Gây tranh cãi ngay từ khi mới nhen nhóm ra đời, đến nay Quốc hội Mỹ vẫn chưa thể hiện thực hóa dự luật SOPA (Stop Online Piracy Act - chống vi phạm bản quyền nội dung số) vì sức ép lớn từ cộng đồng mạng lẫn các tập đoàn công nghệ lớn.

Vì thế, Thượng viện Mỹ đã đưa ra một dự luật mới có tên gọi PIPA (Protect IP Act - về sở hữu trí tuệ) với nội dung ít “đụng chạm” hơn đến những người khổng lồ công nghệ nhằm tìm kiếm một khả năng thực thi cao hơn.

Dự luật SOPA và PIPA nếu thành hiện thực? ImageView
Không chỉ có người dân Mỹ mà cộng đồng người sử dụng Internet cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng
từ hai dự luật SOPA và PIPA nếu được Quốc hội Mỹ thông qua - Ảnh minh họa từ Internet
SOPA và PIPA, hiểu thế nào cho đúng?[/color]

Về cơ bản, cả SOPA lẫn PIPA đều hướng đến việc trao cho bên nắm giữ bản quyền được phép chặn truy cập (thậm chí đóng cửa) các website chứa những nội dung có dấu hiệu vi phạm bản quyền.

Tuy vậy, SOPA và PIPA lại là hai phiên bản khác nhau của một dự luật nhằm chống lại nạn vi phạm bản quyền nội dung số. SOPA được soạn thảo bởi Hạ viện Mỹ, trong khi PIPA lại là một văn bản của Thượng viện.

Khác với SOPA, PIPA không yêu cầu các cỗ máy tìm kiếm như Google hay Bing phải loại bỏ những kết quả liên kết đến một website vi phạm bản quyền có máy chủ bên ngoài nước Mỹ. Trong khi đó, yêu cầu “khắc nghiệt” trên lại chính là điểm gây tranh cãi lớn nhất của dự luật SOPA.

Sự ra đời của PIPA là một bước nhượng bộ của nhà chức trách trước các hãng khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ như Google, Facebook... Tuy nhiên, với người dùng nói riêng và cộng đồng mạng nói chung, sự kiểm duyệt vẫn còn đó, đồng nghĩa với việc họ vẫn phải tiếp tục đấu tranh để ngăn chặn SOPA lẫn PIPA.

Internet sẽ vỡ vụn vì hai dự luật trên?
"Nếu Thượng viện Mỹ thông qua dự luật PIPA, bên cạnh việc chống lại nạn xâm hại bản quyền, mặt trái của dự luật này sẽ mở ra một tương lai đen tối với Internet toàn cầu. Nó sẽ gây hại cho cơ sở hạ tầng của Internet, cản trở sự phát triển của thế giới ảo và biến đây trở thành một môi trường đầu tư quá nhiều rủi ro" - Andrew Couts, cây bút công nghệ của trang DigitalTrends, nhận định.[/color]
Các nhà phân tích cho rằng hai dự luật trên ra đời với mục đích làm lợi cho những bên nắm giữ bản quyền nội dung số.

Nếu dự luật này được thông qua, các công ty trên có toàn quyền cô lập mọi truy cập đến những website có dấu hiệu vi phạm. Các cá nhân cũng có thể đệ đơn lên cơ quan hữu trách để bảo vệ tài sản từ chất xám của mình.

Tuy vậy, theo Marvin Ammori, một chuyên gia về Internet và luật học tại Stanford, SOPA lẫn PIPA rất dễ bị lạm dụng. Bởi lẽ, trên một số website như YouTube, Facebook, người dùng rất hay đăng tải những sản phẩm do tự mình làm ra, và thường gặp nhiều thủ tục phiền phức nếu có ý định xác minh bản quyền những nội dung trên với nhà cung cấp dịch vụ.

Và nếu một bên khác cũng nắm giữ “một bản sao chép” của nội dung trên và “nhanh tay” xác nhận bản quyền với nhà cung cấp dịch vụ thì tác giả thực sự kia sẽ gặp rắc rối lớn về pháp lý.
Chưa hết, cũng với những website hay mạng xã hội như Facebook ,Twitter… nội dung phần lớn do hàng triệu người dùng đóng góp. Việc vi phạm bản quyền là điều không thể tránh khỏi. Vậy các nhà mạng sẽ chặn truy cập như thế nào nếu hai dự luật trên thành hiện thực?

"Phong trào tắt điện"

Trước nguy cơ bị xâm hại về quyền tự do trên Internet, cộng đồng mạng đang tích cực tham gia phong trào “tắt điện” để phản đối hai dự luật của Thượng viện và Hạ viện Mỹ.

Dự luật SOPA và PIPA nếu thành hiện thực? ImageView
Phản đối SOPA, ngày 18-1 Wikipedia đã đóng cửa trong vòng 24 giờ - Ảnh chụp màn hình
Mở đầu cho phong trào này là Wikipedia với quyết định đóng cửa trang bách khoa toàn trực tuyến này trong vòng 24 giờ đồng hồ. Jimmy Wales - nhà sáng lập Wikipedia và chủ tịch quỹ hỗ trợ Wikimedia tỏ ra hài hước khi kêu gọi trên Twitter rằng các sinh viên nên cố gắng hoàn thành bài tập sớm vì Wikipedia sẽ đóng cửa vào thứ tư để phản đối một “dự luật tồi”.

Dự luật SOPA và PIPA nếu thành hiện thực? ImageView
Một trong hàng ngàn website hưởng ứng phong trào tắt điện "cứu rỗi" Internet - Ảnh chụp màn hình
Ngay sau đó, một phong trào “tắt điện” đã nhanh chóng lan rộng trên Internet. Tính đến thời điểm hiện tại, website Sopastrike.com đã huy động được hơn 7.000 website tham gia phong trào này bằng cách thay đổi giao diện trang chủ website thành màu đen và đăng nội dung phản đối SOPA để "cứu rỗi" Internet.

Thậm chí, trên nhiều diễn đàn, các chủ website muốn hưởng ứng phong trào trên cũng đã chia sẻ cho nhau những đoạn HTML hoặc những plug-in giúp việc “tắt điện” có thể thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.

DUY KỲ ANH

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Sun Jan 20, 2013 3:57 pm
admin
admin

Nhiệt tình

SOPA và PIPA bị hoãn, nhưng chưa phải hoàn toàn biến mất

Dự luật SOPA và PIPA nếu thành hiện thực? Sopa-b10
Có vẻ như ngày thứ tư chống đối SOPA đã có tác dụng tích cực. Reuters cho biết rằng dự luật chống lại việc ăn cắp bản quyền trí tuệ này đã bị rút lại bởi nhà ủng hộ chính, một Hạ nghị sĩ của bang Texas, ông Lamar Smith. Quyết định này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi người đứng đầu Thượng Viện Mỹ, Thượng Nghị Sĩ Harry Reid công bố cuộc biểu quyết cho PIPA trong thứ ba tuần sau sẽ bị hoãn vì còn nhiều bất cập. Hiện tại, SOPA đã được tạm ngưng nhưng không bằng chứng nào cho thấy rằng nó đã hoàn toàn bị từ bỏ. Smith nói với Reuters rằng ông ta sẽ nới tay trong việc xem xét SOPA "cho đến khi đạt được sự đồng thuận rộng rãi hơn về một giải pháp". Ông cũng cho biết đã nghe ý kiến từ các nhà phê bình và nhận biết về sự lo lắng của họ một cách nghiêm túc, đồng thời thừa nhận rằng SOPA không phải là cách hữu hiệu để ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền trí tuệ.

Mặc dù vậy, Những người đề xuất ra SOPA và PIPA đã nói rằng họ vẫn quan tâm đến việc thông qua một dự luật về chống đánh cắp bản quyền ở một hình thức nào đó. Chính vì thế, các động thái cuối cùng của những nghị sĩ giống như một sự trì hoãn hơn là một giải pháp cuối cùng. Và mặc dù SOPA/PIPA sẽ ít được nhắc đến hơn, các đạo luật tương tự vẫn sẽ xuất hiện trong những năm tới.

Lamar Smith là hạ nghị sĩ đại diện cho quận thứ 21 của bang Texas và thuộc đảng Cộng Hòa, đồng thời là người đứng đầu Ủy ban Tư pháp trong Hạ viện. Ông cùng với 12 nhà đồng ủng hộ khác đã giới thiệu dự luật Stop Online Piracy Act (SOPA) vào ngày 26/10/2011 trong một cuộc họp của Hạ viện. Trước đó, ông này đã đưa ra bộ luật Protecting Children From Internet Pornographers Act (PCIP) để bảo vệ trẻ em trước những nội dung khiêu dâm trên Internet. Bộ luật này đã được thông qua trong tháng 5/2011.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Sun Jan 20, 2013 4:15 pm
admin
admin

Nhiệt tình

Chính thức hủy bỏ hai dự luật SOPA và PIPA

Trong nhiều ngày qua, hai dự luật SOPA và PIPA liên tục là đề tài nóng hổi bởi những bất lợi mà nó mang lại cho người dùng internet trên toàn thế giới nếu cả hai được thông qua.

Vào ngày hôm qua (20/01/2012), tác giả của dự luật SOPA, ông Lammar Smith đã chính thức đệ đơn xin rút lại việc xem xét dự luật này tại Hạ Viện. Dân biểu đến từ Texas này thừa nhận rằng ông đã nhận được rất nhiều ý kiến về việc bác bỏ đạo luật này. Và thừa nhận rằng SOPA không thật sự ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền.

Dự luật SOPA và PIPA nếu thành hiện thực? 32_32_10
Bên cạnh việc rút lui của Lammar Smith, Thượng Viện Mỹ mới đây cũng công bố việc tạm hoãn cả dự luật PIPA. Đây là một thông tin khá bất ngờ vì mọi người đều biết đến tận 24/01 Thượng Viện mới nhóm họp để biểu quyết cho PIPA.

Dự luật SOPA và PIPA nếu thành hiện thực? 32_32_11
Người đứng đầu Thượng Viện Mỹ, Thượng Nghị Sĩ Harry Reid đã lên tiếng công bố việc Thượng Viện chính thức không đưa ra xem xét dự luật PIPA tại Thượng Viện. Ông cũng cho biết thêm rằng việc vi phạm bản quyền là một vấn đề rất nghiêm trọng và nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Mỹ. Mặc dù vậy, dự luật PIPA vẫn còn nhiều bất cập và nó khó có thể ngăn chặn vấn nạn trên một cách hiệu quả. Như vậy sau nhiều ngày đấu tranh chiến thắng đã thuộc về cộng đồng người dùng intenet trên thế giới.

Mọi việc vẫn chưa thật sự kết thúc. Cả hai dự luật SOPA và PIPA chắc chắn sẽ không còn được nhắc đến trong năm 2012, nhưng những đạo luật tương tự hoàn toàn có thể xuất hiện trong những năm tới.

Dự luật SOPA và PIPA nếu thành hiện thực? 32_32_12
Thế nhưng có thể thấy được những điểm sáng rất tích cực thông qua cuộc đấu tranh chống lại SOPA và PIPA. Tiếng nói của hàng trăm triệu người dùng trên thế giới đã mang lại được một kết quả như mong đợi.

Tham khảo: Mashable

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Sponsored content

Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết




    • CMC Soft
      Hoàng Trọng Phúc

      mobile phone 090 421 0749


      Free forum | Khoa học | Giáo dục, giảng dạy | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
    free counters