Change background imageAdd FavoriteRSS
THƯ VIỆN

CMCSoft cùng tham giahỗ trợ khách hàng trên Diễn đàn

xem hướng dẫn Xem hướng dẫn ĐĂNG KÝ thành viên !

Không nên Click vào nội dung Quảng cáo của Forumotion - nhà cung cấp dịch vụ hosting miễn phí!

You are not connected. Please login or register

Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Mon Jul 02, 2012 7:14 pm
Khotabit
Khotabit

Thân thiết

Căn cứ thông tư 23-LĐTBXH/TT ngày 7 tháng 7 năm 1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công văn số 262/TCCP-BCTL ngày 7/6/1997 của Ban Tổ chức Chính phủ thảo thuận về chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... và thông tư số 46/TC-TT ngày 17/6/1997 của Bộ Văn hóa Thông tin thì những cán bộ thư viện làm công việc kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật tài liệu sách báo... trong kho thư viện và viện lưu trữ, tu sửa, phục chế tài liệu... của thư viện, viện lưu trữ được hưởng mức phụ cấp hệ số 0,2 so với lương tối thiểu.

Ngoài ra, tại công văn số 2241/TC-CV ngày 15/7/1997 thì các đối tượng này mỗi ngày hoặc ca làm việc còn được bồi dưỡng bằng hiện vật bằng 2/10 hộp sữa đặc có đường loại 475g.

Ngày 17/4/1999, Bộ Văn hóa - Thông tin căn cứ Thông tư liên tịch số 10/1999 TTLB ngày 17/3/1999 của liên Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội - Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại đã ra công văn số 1437/VHTT-TCCB nhấn mạnh rằng những cán bộ thư viện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng sữa sẽ được thay bằng hiện vật trị giá 2.000đ cho 1 ca hoặc 1 ngày làm việc (không được phát bằng tiền). Điều đó có nghĩa là công văn này thay cho Công văn số 2152/TC-CV ngày 2/8/1995 và hướng dẫn 2241/TC-CV ngày 15/7/1997 của Bộ Văn hóa - Thông tin.
http://www.lucquan2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Khotabit
Thu Jul 05, 2012 10:19 am
iLib
iLib

Năng nổ

BỘ QUỐC PHÒNG
*
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
Số 707/TT-QP
Ngày 13 tháng 4 năm 1996

THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại đối với
quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác lưu trữ

Căn cứ Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ qui định tạm thời về chế độ tiền lương mới; Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 7/7/1993 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về chế độ phụ cấp độc hại; công văn số 314/TCCP-CCVC ngày 19/9/1995 và công văn số 396/TCCP-CCVC ngày 25/11/1995 của ban tổ chức – cán bộ chính phủ về việc hướng dẫn thi hành chế độ độc hại, nguy hiểm cho công chức viên chức làm công tác lưu trữ; công văn số 3300/TC-CV ngày 10/11/1995 của Bộ Văn hóa – Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại cho ngành thư viện, lưu trữ và điện ảnh.

Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại đối với quân nhân, công nhân viên chức (CNVC) Quốc phòng làm công tác lưu trữ như sau:


I- ĐỐI TƯỢNG

Quân nhân, CNVC Quốc phòng làm việc trực tiếp trong kho lưu trữ tài liệu (gồm: hồ sơ, công văn, sách, báo, phim ảnh, băng hình, áp phích, hiện vật) thuộc hệ thống cơ quan bảo mật lưu trữ, thư viện, bảo tàng, viện nghiên cứu, phát thanh truyền hình, điện ảnh, báo chí xuất bản thuộc các đơn vị hưởng lương từ ngân sách.
Các đối tượng nói trên phải có chức danh biên chế và ở nơi có tổ chức kho lưu trữ do Bộ tổng Tham mưu xác định.


II- MỨC PHỤ CẤP

1. Mức 2: Hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu đối với đối tượng hưởng lương và tính trên nền phụ cấp quân hàm binh nhì đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trực tiếp làm các công việc sau:

- Lựa chọn, phân loại, sắp xếp, bảo quả các loại tài liệu ở trong kho.
- Tổ chức sử dụng tài liệu trong kho như: xử lý kỹ thuật, thống kê, tra cứu tài liệu và cung cấp tài liệu cho độc giả (kể cả những người gói gửi, nhận tài liệu trong và ngoài nước).


2. Mức 3: Hệ số 0,3 so với mức lương tối thiểu đối với đối tượng hưởng lương và tính trên nền phụ cấp quân hàm binh nhì đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trực tiếp làm các công việc sau:

- Làm vệ sinh, khử trùng, chống mốc, mối, mọt trong kho tài liệu.
- Tu sửa phục chế các loại liệu ở trong kho (kể cả những người chuyên làm công tác sao chụp, in ấn tài liệu cũ).


III- CÁCH TÍNH VÀ CHI TRẢ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI NGUY HIỂM

1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi độc hại, nguy hiểm. Thời giam làm việc từ 4 giờ trở lên được tính cả ngày; dưới 4 giờ tính nửa ngày.

2. Chế độ phụ cấp độc hại được trả cùng kỳ lương hàng tháng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối tượng hưởng và mức lương cụ thể của từng đối tượng do thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ quyết định. Các đơn vị trực thuộc báo cáo (theo mẫu đính kèm) về Bộ (qua Cục Chính sách) để quản lý, theo dõi.

2. Chế độ phụ cấp độc hại cho các đối tượng nói trên được thực hiện từ ngày 1/4/1994.

3. Các đơn vị hạch toán được vận dụng thực hiện các chế độ cho các đối tượng đã nêu trong Thông tư này. Kinh phí thực hiện các chế độ trên được tính vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông.

4. Cục Chính sách – TCCT, Cục Tài chính hướng dẫn thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị phản ánh về Bộ Quốc phòng để xem xét, giải quyết.



K/T BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Thứ trưởng

(Đã ký)




Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên
https://ilib.forumvi.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà iLib
Thu Jul 05, 2012 10:55 am
iLib
iLib

Năng nổ

BỘ QUỐC PHÒNG
LIÊN CỤC CHÍNH SÁCH - TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
Số: 105/LC
Ngày 8 tháng 5 năm 1996

HƯỚNG DẪN
Thực hiện Thông tư số 707/TT-QP về việc thực hiện
chế độ phụ cấp độc hại đối với quân nhân, công nhân
viên chức Quốc phòng làm công tác lưu trữ.

Thi hành Thông tư số 707/TT-QP ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại đối với quân nhân, công nhân viện chức (CNVC) quốc phòng làm công tác lưu trữ; sau khi thống nhất với các cơ quan có liên quan, Liên Cục Chính sách – Tài chính hướng dẫn cụ thể thêm một số điểm sau:

1. Đối tượng:

Các đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp độc hại quy định tại Thông tư phải có chức danh biên chế và trực tiếp làm việc ở nơi có tổ chức kho lưu trữ cụ thể:

- Quân nhân, CNVCQP làm việc trực tiếp trong hệ thống kho lưu trữ theo Quyết định số 859/QĐ-QP ngày 21/9/1995 của Bộ Quốc phòng về việc tổ chức các kho lưu trữ Quân đội gồm: Trung tâm lưu trữ Quốc phòng, kho lưu trữ các Tổng cục, Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh đoàn, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Học viện, Nhà trường trực thuộc Bộ; Sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục nghiệp vụ toàn quân.

- Quân nhân, CNVCQP làm việc trực tiếp trong kho lưu trữ tài liệu của thư viện Trung ương Quân đội, thư viện của các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Binh đoàn, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Học viện, Nhà trường trực thuộc Bộ, thư viện chuyên ngành thuộc các Cục, Vụ, Viện; thư viện Sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và tương đương (kể cả thư viện chính trị và thư viện khoa học).

- Quân nhân, CNVCQP làm việc trực tiếp trong kho lưu trữ, hiện vật ở bảo tàng Quân đội và bảo tàng ở các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Binh đoàn 12, Bộ tư lệnh biên phòng, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật.

- Quân nhân, CNVCQP chuyên làm công tác lưu trữ tư liệu, tài liệu nghiệp vụ của báo Quân đội nhân dân, tạp chí văn nghệ Quân đội, tạp chí Quốc phòng toàn dân, Truyền hình Quân đội, Nhà xuất bản Quân đội và Điện ảnh Quân đội.

Những người làm hợp đồng dài hạn cũng được hưởng chế độ trên.


2. Mức phụ cấp:

+ Mức 2: Hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu (24.000đ/tháng) đối với đối tượng hưởng lương và tính trên nền phụ cấp quân hàm binh nhì (7.200đ/tháng) đối với hạ sĩ quan binh sĩ trực tiếp làm công việc sau:

- Lựa chọn, phân loại, sắp xếp, bảo quả các loại tài liệu ở trong kho.

- Tổ chức sử dụng tài liệu trong kho như: xử lý kỹ thuật, thống kê, tra cứu tài liệu và cung cấp tài liệu cho độc giả (kể cả những người gói gửi, nhận tài liệu trong và ngoài nước).


+ Mức 3: Hệ số 0,3 so với mức lương tối thiểu đối với đối tượng hưởng lương và tính trên nền phụ cấp quân hàm binh nhì đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trực tiếp làm các công việc sau:

- Làm vệ sinh, khử trùng, chống mốc, mối, mọt trong kho tài liệu.

- Tu sửa phục chế các loại liệu ở trong kho (kể cả những người chuyên làm công tác sao chụp, in ấn tài liệu cũ).

Mức 3, hệ số 0,3 này chỉ thực hiện đối với quân nhân, công nhân viên chức Quốc phòng trực tiếp làm việc ở kho lưu trữ cố định (theo QĐ số 859/QĐ-QP) kho lưu trữ thư viện Trung ương Quân đội, thư viện các Học viện trực thuộc Bộ và kho lưu trữ Bảo tàng Trung ương Quân đội.


3. Cách chi trả:

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi độc hại, nguy hiểm. Thời giam làm việc từ 4 giờ trở lên được tính cả ngày; dưới 4 giờ tính nửa ngày.Tổng hợp số ngày thực tế làm việc trong tháng nếu từ 16 ngày trở lên được tính cả tháng, 15 ngày trở xuống tính ½ tháng.

Ví dụ 1:
Đồng chí B là QNCN làm nhiệm vụ ở kho lưu trữ cố định được giao tu sửa, phục chế các tài liệu kho. Trong tháng có 10 ngày làm việc trên 4 giờ, 6 ngày làm việc dưới 4 giờ cách tính phụ cấp độc hại trong tháng cho đồng chí B như sau:
10 ngày làm việc trên 4 giờ tính = 10 ngày
6 ngày làm việc dưới 4 giờ tính = 3 ngày
Cộng: 13 ngày
Vì chưa đủ 15 ngày trong tháng nên chỉ được hưởng:
36.000 x ½ = 18.000 đ

Ví dụ 2:
Đồng chí A là CNVCQP làm nhiệm vụ ở thư viện trường sĩ quan X được giao nhiệm vụ sắp xếp bảo quản và cấp phát tài liệu ở kho sách. Trong tháng có 13 ngày làm việc trên 4 giờ; 8 ngày làm việc dưới 4 giờ.
Cách tính phụ cấp độc hại trong tháng cho đồng chí B như sau:
13 ngày làm việc trên 4 giờ tính = 13 ngày
8 ngày làm việc dưới 4 giờ tính = 4 ngày
Cộng: 17 ngày
Vì trên 16 ngày nên đồng chí A được hưởng cả tháng = 24.000 đ


4. Chế độ phụ cấp độc hại được thực hiện từ ngày 01/4/1994.

- Các đơn vị tổ chức chấm công cụ thể đối với những người làm công tác ở kho lưu trữ.

- Không đặt vấn đề truy lĩnh đối với quân nhân, CNVCQP làm công tác ở kho lưu trữ đã xuất ngũ, thôi việc hoặc chuyển sang làm nhiệm vụ khác trước ngày ký ban hành Thông tư 707/TT-QP ngày 13/4/1996 của Bộ Quốc phòng.

Quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Liên cục để giải quyết.


K/T CỤC TRƯỞNG CỤC TÀI CHÍNH
Phó Cục trưởng
(Đã ký)




Đại tá PHÙNG TIẾN PHÚ
CỤC TRƯỞNG CỤC CHÍNH SÁCH

(Đã ký)




Đại tá NGUYỄN MẠNH ĐẨU
https://ilib.forumvi.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà iLib
Mon Jul 16, 2012 9:39 pm
Young
Young

Nhiệt tình

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ Y TẾ
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT
Hà Nội , ngày 17 tháng 3 năm 1999
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, BỘ Y TẾ SỐ 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI
Căn cứ Điều 104 của Bộ Luật Lao động và điều 8 của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 511TC/ CSTC ngày 30 tháng 1 năm 1999, của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các Cơ quan có liên quan, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Y Tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:
Đối tượng được bồi dưỡng bằng hiện vật là người lao động kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
- Các doanh nghiệp Nhà nước;
- Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác;
- Các tổ chức cá nhân có sử dụng lao động để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;
- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức Quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam;
- Các đơn vị sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân, lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân;
- Cơ quan hành chính, sự nghiệp;
- Các cơ quan tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân;
- Người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này, trừ trường hợp điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác.
II. ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC BỒI DƯỠNG
1. Điều kiện bồi dưỡng hiện vật:
Người lao động làm việc thuộc các chức danh nghề công việc độc hại nguy hiểm theo danh mục nghề,công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Nhà nước ban hành mà có các điều kiện sau đây thì được xét để hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật:
a/ Môi trường có một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế:
+ Nhóm yếu tố vật lí: Vi khí hậu, ồn, rung, áp suất, điện từ trường, ánh sáng, bức xạ ion và không ion, laze... ;
+ Nhóm các yếu tố hoá học : Hoá chất độc, hơi độc, khí độc, bụi độc...
b/ Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh cho người.
2. Mức bồi dưỡng:
Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
Mức 1, có giá trị bằng 2000 đồng;
Mức 2, có giá trị bằng 3000 đồng;
Mức 3, có giá trị bằng 4500 đồng;
Mức 4, có giá trị bằng 6000 đồng.
III- NGUYÊN TẮC:
1- Việc chăm lo sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động, chủ yếu bằng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện điều kiện lao động, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động, nhưng do chưa khắc phục được hết các yếu tố độc hại ; Người sử dụng lao động phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khoẻ cho người lao động.
2- Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca làm việc, đảm bảo thuận tiện và vệ sinh; Không được trả bằng tiền; Không được đưa vào đơn giá tiền lương.
Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được như làm việc lưu động, phân tán, ít người, ... người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho nguời lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trường hợp này, người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của người lao động và đăng ký với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội địa phương.
3- Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng
Trong trường hợp phải làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cũng được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm.
4- Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn định lượng ban hành kèm theo quyết định số 611/TTg ngày 24/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ , sẽ không được hưởng các mức bồi dưỡng theo Thông tư này.
5- Đối với các chức danh nghề, công việc trước đây đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thỏa thuận theo quy định của Thông tư số 20/TTLB ngày 24/9/1992 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế thì thực hiện chuyển đổi mức như sau:
Mức 1 cũ sang mức 1 mới;
Mức 2 cũ sang mức 2 mới;
Mức 3, 4 cũ sang mức 3 mới;
Trong khi thực hiện chuyển đổi từ mức cũ sang mức mới, nếu có trường hợp bất hợp lý thì gửi văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế xem xét và thỏa thuận theo quy định tại điểm 2 mục IV.
- Mức 4 mới chỉ áp dụng đối với các nghề, công việc mà môi trường lao động có các yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm.
6- Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh... được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông; đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tính vào chi phí thường xuyên ; đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề...thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Trách nhiệm của người sử lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp dụng:
a/ Giáo dục, tuyên truyền mục đích ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội dung thông tư và quy định của đơn vị về việc thực hiện chế độ này đến người lao động.
b/ Y tế cơ sở căn cứ vào kết quả đo môi trường lao động hàng năm của các nghề, công việc cụ thể có trách nhiệm giúp người sử dụng lao động quy định cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể như: Đường, sữa, trứng, chè, hoa quả, bánh... ứng với các mức bồi dưỡng quy định tại khoản 2 mục II nói trên.
c/ Tổ chức chu đáo việc bồi dưỡng, đảm bảo người lao động được hưởng bồi dưỡng đầy đủ đúng chế độ.
2- Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương:
a/ Tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định của Thông tư đến các đơn vị, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý.
b/ Căn cứ vào đề nghị của các đơn vị, doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và kết quả đo, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc hàng năm của cơ quan y tế, tổng hợp các chức danh nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế để xem xét, quyết định theo quy định sau:
- Biểu tổng hợp các chức danh nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật của ngành, địa phương theo mẫu của Thông tư này.
- Kết quả đo môi trường lao động hàng năm có các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan đã được Bộ Y tế chấp thuận. Đối với các nghề, công việc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm như quy định tại khoản b, mục 1, phần II thì không phải kèm theo kết quả đo môi trường.
3- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Y tế phối hợp với Liên đoàn Lao động các địa phương có trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo chức năng, thẩm quyền.
4- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 20/TTLB ngày 24/9/1992 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế; các qui định khác trái với quy định của Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, nghành, địa phương phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Vụ Bảo hộ lao động) và Bộ Y tế (Vụ y tế dự phòng) để nghiên cứu, giải quyết.
Lê Duy Đồng
(Đã ký)
Lê Ngọc Trọng
(Đã ký)


PHỤ LỤC
(Ban hành kèm Thông tư số :......../1999/ TTLT - BLĐTBXH - BYT
ngày...... tháng..... năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế)
BỘ, NGÀNH
ĐỊA PHƯƠNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGIÃ VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạng phúc
.............., ngày tháng năm 199
BIỂU MẪU TỔNG HỢP CÁC CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT


TT
Chức danh nghề, công việc
Số lượng các yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép
Cơ quan thực hiện đo và ngày, tháng, năm đo
Mức bồi dưỡng đề nghị được hưởng
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
1





2





3





4





5





6





...





























Lãnh đạo Bộ, ngành, UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc TƯ
(Ký tên và đóng dấu)

Nguồn thuvienphapluat

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Young
Mon Jul 16, 2012 9:41 pm
Young
Young

Nhiệt tình

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 5174/HD-BVHTT
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2005
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH VĂN HÓA - THÔNG TIN
Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Căn cứ Công văn số 3426/BNV-TL ngày 23/11/2005 của Bộ Nội vụ thỏa thuận chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, viên chức ngành văn hóa - thông tin;
Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ ở các doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, hiện đang làm các nghề, công việc độc hại, nguy hiểm của ngành văn hóa - thông tin.
II. CÁC MỨC PHỤ CẤP:
Mức 4: Hệ số 0,40 so với lương tối thiểu áp dụng đối với diễn viên xiếc uốn dẻo, đế trụ, nhào lộn và xiếc biểu diễn trên cao.
Mức 3: Hệ số 0,30 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
- Múa ballet, múa cổ truyền và diễn viên tuồng;
- Nhạc hơi, nhạc trưởng (chỉ huy);
- Diễn viên rối nước;
- Diễn viên xiếc (trừ đối tượng hưởng mức 4);
- Dậy thú xiếc;
- Khảo sát, khai quật, khảo cổ;
- Vận hành, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật trong nhà hầm của bảo tàng.
Mức 2: Hệ số 0,20 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
- Vận hành máy in ôpsét, typô, máy xén, kẻ giấy;
- Sửa chữa cơ điện, các máy công cụ, máy in, xén;
- Tráng mạ, phơi và sửa
bản kẽm;
- Chụp ảnh, truyền phim sang bản kẽm;
- Sắp chữ điện tử;
- Pha chế, bảo quản các loại hóa chất;
- Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị sản xuất phim;
- Dựng cảnh, làm khói lửa trong phim;
- Tráng phim, rửa ảnh;
- Dựng nhà bạt, rạp xiếc lưu động, nhà trưng bày triển lãm;
- Chăm sóc, nuôi dưỡng thú xiếc;
- Làm con rối;
- Nhạc công trong các dàn nhạc, đội nhạc;
- Diễn viên chèo, cải lương, dân ca, kịch, điện ảnh và ca sĩ chuyên nghiệp;
- Hướng dẫn khách thăm quan bảo tàng Hồ Chí Minh;
- Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện, và viện lưu trữ;
- Tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng;
- Mộc chạm các công trình di tích lịch sử, tạc tượng và điêu khắc;
- Thông tin lưu động của các tỉnh miền núi và hải đảo.
III. CÁCH TÍNH VÀ CHI TRẢ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM:
Cách tính và nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:
1. Cách tính và chi trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
- Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao cho cơ quan, đơn vị;
- Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ;
- Đối với các doanh nghiệp được tính trong đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.
IV. HIỆU LỰC THI HÀNH:
1. Bãi bỏ Thông tư số 46/TC-TT ngày 17/6/1997 của Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của ngành văn hóa - thông tin.
2. Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo hướng dẫn này được tính hưởng kể từ ngày 01/10/2004 và căn cứ theo đúng mức lương tối thiểu trong từng thời kỳ (từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005 là 290.000 đồng, từ ngày 01/10/2005 là 350.000 đồng).
3. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động làm những công việc độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc trực tiếp ở nơi độc hại, nguy hiểm trong các cơ quan, đơn vị ngành văn hóa - thông tin thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm (nếu có) được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
4. Về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Đề nghị thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế và Hướng dẫn số 1473/VHTT-TCCB ngày 17/4/1999 của Bộ Văn hóa – Thông tin.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Văn hóa – Thông tin để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở VHTT tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ VHTT;
- Lưu VT, Vụ TCCB (2, S230).
KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng




Trần Chiến Thắng

Nguồn thuvienphapluat.vn

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Young
Mon Jul 16, 2012 9:47 pm
Young
Young

Nhiệt tình

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 26/2006/TT-BVHTT
Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2006

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH VĂN HÓA - THÔNG TIN
Thi hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Nội vụ tại Công văn số 3426/BNV-TL ngày 23 tháng 11 năm 2005 về chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, viên chức văn hóa - thông tin, Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện như sau:

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trong ngành văn hóa - thông tin hưởng lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ ở các doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 205/2005/NĐ-CP ngày 14/12/2005 của Chính phủ, hiện đang trực tiếp làm các nghề, công việc mà yếu tố độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương.
II. CÁC MỨC PHỤ CẤP
Mức 4: Hệ số 0,49 so với lương tối thiểu áp dụng đối với diễn viên xiếc, uốn dẻo, dế trụ, nhào lộn và xiếc biểu diễn trên cao.
Mức 3: Hệ số 0,30 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
- Múa ballet, múa cổ truyền và diễn viên tuồng;
- Nhạc hơi, nhạc trưởng (chỉ huy);
- Diễn viên xiếc (trừ đối tượng hưởng mức 4);
- Dậy thú xiếc;
- Khảo sát, khai quật, khảo cổ;
- Vận hành, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật trong nhà hầm của bảo tàng.
Mức 2: Hệ số 0,20 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
- Vận hành máy in ôpsét, typô, máy xén, kẻ giấy;
- Sửa chữa cơ điện, các máy công cụ, máy in, xén;
- Tráng mạ, phơi và sửa bản kẽm;
- Chụp ảnh, truyền phim sang bản kẽm;
- Sắp chữ điện tử;
- Pha chế, bảo quản các loại hóa chất;
- Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thương binh sản xuất phim;
- Dựng cảnh, làm khói lửa trong phim;
- Tráng phim, rửa ảnh;
- Dựng nhà bạt, rạp xiếc lưu động, nhà trưng bày triễn lãm;
- Chăm sóc, nuôi dưỡng thú xiếc;
- Làm con rối;
- Nhạc công trong các dàn nhạc, đội nhạc;
- Diễn viên chèo, cải lương, dân ca, kịch, điện ảnh và ca sĩ chuyên nghiệp;
- Hướng dẫn khách thăm quan bảo tàng Hồ Chí Minh;
- Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ;
- Tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng;
- Mộc chạm các công trình di tích lịch sử, tạc tượng và điêu khắc;
- Thông tin lưu động của các tỉnh miền núi và hải đảo.
III. NGUỒN KINH PHÍ, CÁCH TÍNH VÀ CHI TRẢ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Nguồn kinh phí, cách tính và chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:
1. Cách tính và chi trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị;
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính và đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ tài chính do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
Đối với các doanh nghiệp được tính trong đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.
IV. HIỆU LỰC THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 46/TC-TT ngày 17 tháng 6 năm 1997 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của ngành văn hóa - thông tin.
2. Bãi bỏ hướng dẫn số 5174/HD-BVHTT ngày 21 tháng 12 năm 2005 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin.
3. Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 01/10/2004 và căn cứ theo đúng mức lương tối thiểu trong từng thời kỳ (từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005 là 290.000 đồng, từ ngày 01/10/2005 là 350.000 đồng).
4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động làm những công việc độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc trực tiếp ở nơi độc hại, nguy hiểm trong các cơ quan, đơn vị ngành văn hóa - thông tin thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm (nếu có) được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
5. Về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tối nguy hiểm, độc hại được thực hiện theo quy định tại thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của Bộ Y tế và Hướng dẫn số 1473/VHTT-TCCB ngày 17/4/1999 của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Văn hóa - Thông tin để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Văn phòng Quốc hội,
- Văn phòng Chính phủ,
- Văn phòng Trung ương Đảng,
- Tòa án nhân dân tối cao,
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW,
- Sở VHTT tỉnh, thành phố trực thuộc TW,
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ VHTT,
- Lưu VT, Vụ TCCB
BỘ TRƯỞNG




Phạm Quang Nghị

Nguồn thuvienphapluat

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Young
Mon Jul 16, 2012 9:50 pm
Young
Young

Nhiệt tình

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ Y TẾ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2006

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 2, MỤC II THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT NGÀY 17/3/1999 CỦA LIÊN TỊCH BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI
Thi hành Điều 104 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2002 và Điều 8 của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 8476/BTC-PC ngày 10/7/2006, liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Y tế sửa đổi, bổ sung khoản 2, Mục II Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau:
I. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 2, MỤC II NHƯ SAU:
2. Mức bồi dưỡng:
Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất cho một ngày làm việc, có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
- Mức 1, bằng 4.000 đồng;
- Mức 2, bằng 6.000 đồng;
- Mức 3, bằng 8.000 đồng;
- Mức 4, bằng 10.000 đồng.”
II. HIỆU LỰC THI HÀNH
a) Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo;
b) Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết./.

BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ




Trần Thị Trung Chiến
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI




Nguyễn Thị Hằng

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ(để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Viện KSNDTC; Toà án Nhân dân tối cao
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở LĐTBXH, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL(Bộ Tư Pháp);
- VPCP: Công báo; Website Chính phủ;
- Lưu: VT; YTDP; PC2 Bộ; ATLĐ.


Nguồn thuvienphapluat

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Young
Mon Jul 16, 2012 9:52 pm
Young
Young

Nhiệt tình

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 2915/2006/HD-BVHTT
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2006
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT CHO LAO ĐỘNG NGÀNH VĂN HÓA – THÔNG TIN LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI
Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2006 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung khoản 2, Mục II, Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
Căn cứ Công văn số 508/LĐ ngày 24 tháng 6 năm 1983 của Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và các Công văn số 2182/TC-CV ngày 02 tháng 8 năm 1995, Công văn số 1664/LĐTBXH-BHLĐ ngày 15 tháng 5 năm 1997 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thỏa thuận chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho ngành Xiếc và lao động ngành văn hóa – thông tin làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
;

Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC BỒI DƯỠNG:
Mức bồi dưỡng: Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định xuất cho một ngày làm việc, có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
Mức 1: Có giá trị bằng 4.000 đ cho một ca hoặc 1 ngày làm việc áp dụng đối với những người lao động (kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
1. Săn sóc nuôi dưỡng và vệ sinh chuồng trại cho thú trong các rạp xiếc;
2. Múa balle, múa cổ truyền và hát tuồng;
3. Pha chế, bảo quản các loại hóa chất;
4. Chụp ảnh truyền phim sang kẽm;
5. Sắp chữ điện tử;
6. Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ;
7. Tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng;
8. Làm con rối;
9. Vận hành, sửa chữa máy in opset, typo, máy xén, kẻ giấy;
10. Phơi chế bản (tráng mạ, phơi và sửa bản kẽm);
11. Mạ đồng chì;
12. Đúc chữ máy mônôtip;
13. Nấu keo;
14. Láng giấy hoa;
15. In tráng phim;
16. Hóa ảnh và pha chế thuốc;
17. Tu sửa phim;
18. Sửa chữa điện, cơ khí máy tráng phim;
19. Thủ kho hóa chất, kho phim sống và phim tư liệu, phát hành;
20. Sửa chữa vận hành máy lạnh;
21. Vệ sinh công nghiệp khu vực in tráng phim và cấp thoát nước;
22. Công nhân ắc quy (xúc nạp ắc quy);
23. Thu thanh.
Mức 2: Có giá trị bằng 6.000 đ cho một ca hoặc một ngày làm việc áp dụng đối với những người lao động kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
1. Cán bộ, nhân viên thú y trực tiếp chữa bệnh cho thú;
2. Khảo sát, khai quật khảo cổ;
3. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị kỹ thuật trong nhà hầm của bảo tàng;
4. Biểu diễn rối nước;
5. Đúc bản chì.
Mức 3: Có giá trị bằng 8.000 đ cho một ca hoặc một ngày làm việc áp dụng đối với những người lao động (kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
1. Người dạy thú và biểu diễn xiếc thú;
2. Người biểu diễn xiếc đế trụ, xiếc uốn dẽo, xiếc nhào lộn và xiếc trên cao;
3. Láng bóng kim loại trên máy in;
4. Nấu chì hợp kim.
II. NGUYÊN TẮC:
1. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật trên không được phát bằng tiền mà phải tổ chức cho đối tượng được hưởng bồi dưỡng ăn, uống tại chỗ khi giải lao hoặc nghỉ giữa ca. Trường hợp đặc biệt như làm việc phân tán, làm việc lưu động, ít người… thì người sử dụng lao động phát hiện vật cho người lao động tự bồi dưỡng theo quy định.
2. Trường hợp lao động làm việc trong các ngành nghề trên 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ca hoặc ngày làm việc thì được hưởng cả định xuất bồi dưỡng. Nếu làm việc dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ca hoặc ngày làm việc thì được hưởng nửa định xuất bồi dưỡng.
Trường hợp phải làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cũng được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm.
3. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật đối với đơn vị sản xuất kinh doanh được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông; Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tính vào chi phí thường xuyên; Đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề… thuộc cơ quan, đơn vị nào quản lý thì cơ quan, đơn vị đó cấp kinh phí.
Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật nói trên được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 và thay thế Hướng dẫn 1437/VHTT-TCCB ngày 17 tháng 4 năm 1999 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho lao động ngành ngành văn hóa – thông tin làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại./.


Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở VHTT, Sở TC tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng Liên đoàn LĐVN;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Lưu VT, Vụ TCCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Chiến Thắng

Nguồn thuvienphapluat.vn

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Young
Mon Jul 16, 2012 9:56 pm
Young
Young

Nhiệt tình

BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3915/HD-BVHTT
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2006

HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT CHO LAO ĐỘNG NGÀNH VĂN HOÁ - THÔNG TIN LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT tháng 3 năm 1999 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
- Căn cứ Thông tư Liên tịch số 10/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và X∙ hội , Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung khoản 2, Mục II, Thông tư liên lịch số 10/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
- Căn cứ Công văn số 508/LĐ ngày 24 tháng 6 năm 1983 của Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) và các Công văn số 2182/TC-CV ngày 02 tháng 8 năm 1995, Công văn số 1664/LĐTBXH-BHLĐ ngày 15 tháng 5 năm 1997 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thoả thuận chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho ngành Xiếc và lao động ngành văn hoá - thông tin làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện như sau:

I- Đối tượng và mức bồi dưỡng:
Mức bồi dưỡng: Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định xuất cho một ngày làm việc, có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
Mức 1: Có giá trị bằng 4.000đ cho một ca hoặc 1 ngày làm việc áp dụng đối với những người lao động (kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
1. Săn sóc nuôi dưỡng và vệ sinh chuồng trại cho thú trong các rạp xiếc;
2. Múa balle, múa cổ truyền và hát tuồng.
3. Pha chế, bảo quản các loại hoá chất;
4. Chụp ảnh truyền phim sang kẽm;
5. Sắp chữ điện tử;
6. Kiểm kê: bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ;
7. Tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng;
8. Làm con rối;
9. Vận hành, sửa chữa máy in opset, typo, máy xén, kẻ giấy;
10. Phơi chế bản (tráng mạ, phơi và sửa bản kẽm);
11. Mạ đồng chì;
12. Đúc chữ máy mônôtip.
13. Nấu keo;
14. Láng giấy hoa;
15. In tráng phim;
16. Hoá ảnh và pha chế thuốc:
17. Tu sửa phim.
18. Sửa chữa điện, cơ khí máy tráng phim;
19. Thủ kho hoá chất, kho phim sống và phim tư liệu, phát hành;
20. Sửa chữa vận hành máy lạnh;
21. Vệ sinh công nghiệp khu vực in tráng phim và cấp thoát nước;
22. Công nhân ắc quy (xúc nạp ắc quy);
23. Thu thanh.
Mức 2: Có giá trị bằng 6.000 đồng cho một ca hoặc một ngày làm việc áp dụng đối với những người lao động kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
1. Cán bộ, nhân viên thú y trực tiếp chữa bệnh cho thú;
2. Khảo sát, khai quật khảo cổ;
3. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị kỹ thuật trong nhà hầm của bảo tàng;
4. Biểu diễn rối nước;
5. Đúc bản chì.
Mức 3: Có giá trị bằng 8.000 đồng cho một ca hoặc một ngày làm việc áp dụng đối với những người lao động (kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
1. Người dạy thú và biểu diễn xiếc thú;
2. Người biểu diễn xiếc đế trụ, xiếc uốn dẻo, xiếc nhào lộn và xiếc trên cao;
3. Láng bóng kim loại trên máy in;
4. Nấu chì hợp kim.
II. Nguyên tắc:
1. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật trên không được phát bằng tiền mà phải tổ chức cho đối tượng được hưởng bồi dưỡng ăn, uống tại chỗ khi giải lao hoặc nghỉ giữa ca. Trường hợp đặc biệt như làm việc phân tán, làm việc lưu động, ít người... thì người sử dụng lao động phát hiện vật cho người lao động tự bồi dưỡng theo quy định.
2. Trường hợp lao động làm việc trong các ngành nghề trên 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ca hoặc ngày làm việc thì được hưởng cả định xuất bồi dưỡng. Nếu làm việc dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ca hoặc ngày làm việc thì được hưởng nửa định xuất bồi dưỡng.
Trường hợp phải làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cũng được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm.
3. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật đối với đơn vị sản xuất kinh doanh được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông; Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tính vào chi phí thường xuyên; Đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề... thuộc cơ quan, đơn vị nào quản lý thì cơ quan, đơn vị đó cấp kinh phí.
Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật nói trên được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 và thay thế hướng dẫn số 1437/VHTT-TCCB ngày 17 tháng 4 năm 1999 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho lao động ngành ngành văn hoá - thông tin làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại./.



KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Chiến Thắng

Nguồn thuvienphapluat

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Young
Mon Jul 16, 2012 9:59 pm
iLib
iLib

Năng nổ

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI – BỘ Y TẾ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2012

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn và vệ sinh lao động; Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế và Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2010 sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ;
Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại ở các cơ quan, doanh nghiệp và cơ sở sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thông tư này áp dụng đối với: công chức; viên chức; người lao động; học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả người làm công tác cơ yếu; trừ người lao động làm việc trong các ngành, nghề được hưởng chế độ ăn định lượng ban hành kèm theo Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong các công ty nhà nước và Quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg.
Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng
1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh.
Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).
2. Mức bồi dưỡng:
a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
- Mức 1: 10.000 đồng;
- Mức 2: 15.000 đồng;
- Mức 3: 20.000 đồng;
- Mức 4: 25.000 đồng.
b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo đặc điểm điều kiện lao động thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng
1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.
2. Không được trả bằng tiền; không được đưa vào đơn giá tiền lương.
Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của người lao động; hàng năm tổng hợp, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương.
3. Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng.
Trong trường hợp phải làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm.
4. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; riêng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.
Điều 4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố độc hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
2. Tổ chức đo môi trường lao động hằng năm. Căn cứ vào kết quả đo môi trường lao động hằng năm của đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động, đối chiếu với chỉ tiêu về môi trường lao động, áp dụng mức bồi dưỡng bằng hiện vật tương ứng cho từng nghề, công việc cụ thể theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với các nghề, công việc có điều kiện lao động phức tạp mà chưa thể xác định ngay mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổng hợp các chức danh nghề, công việc đề nghị bồi dưỡng bằng hiện vật gửi Bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ quản) tổng hợp và có ý kiến để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xem xét quyết định.
3. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội dung Thông tư và quy định của cơ sở mình về việc thực hiện chế độ này đến người lao động.
4. Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở xây dựng cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể ứng với các mức bồi dưỡng.
5. Tổ chức việc bồi dưỡng bằng hiện vật bảo đảm cho người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng đầy đủ, đúng chế độ theo quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương
1. Tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định của Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý.
2. Tổng hợp các chức danh nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật trên cơ sở đề nghị của các đơn vị, doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế để xem xét, quyết định, gồm có:
a) Biểu tổng hợp các chức danh nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật của ngành, địa phương theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Kết quả đo môi trường lao động hằng năm có các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc của đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động. Đối với các nghề, công việc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này thì không phải kèm theo kết quả đo môi trường lao động.
3. Tổ chức triển khai và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo chức năng, thẩm quyền được giao.
Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp
Thỏa thuận bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề, công việc đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thỏa thuận với cơ quan chủ quản theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế được thực hiện như sau:
1. Từ ngày 15 tháng 7 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012, thực hiện theo mức bồi dưỡng quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, mức bồi dưỡng bằng hiện vật được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.
Điều 7. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản thay thế hoặc sửa đổi bổ sung.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2012.
2. Bãi bỏ các Thông tư liên tịch: số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; số 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2006 sửa đổi, bổ sung khoản 2, Mục II Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế khi Thông tư này có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Bùi Hồng Lĩnh

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế (để b/c);
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Sở LĐTBXH, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ LĐTBXH;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC Bộ LĐTBXH, PC Bộ Y tế.

Nguồn thuvienphapluat.vn
https://ilib.forumvi.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà iLib

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Sponsored content

Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết




    • CMC Soft
      Hoàng Trọng Phúc

      mobile phone 090 421 0749


      Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
    free counters