Change background imageAdd FavoriteRSS
THƯ VIỆN

CMCSoft cùng tham giahỗ trợ khách hàng trên Diễn đàn

xem hướng dẫn Xem hướng dẫn ĐĂNG KÝ thành viên !

Không nên Click vào nội dung Quảng cáo của Forumotion - nhà cung cấp dịch vụ hosting miễn phí!

You are not connected. Please login or register

Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Sun Dec 30, 2012 7:16 am
admin
admin

Nhiệt tình

Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quát về Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS Uefi10 UEFI - một tính năng mới trên các bo mạch chủ đời mới.

Sau hơn 30 năm nắm giữ ngôi vị độc tôn, BIOS (Basic Input Output System: Hệ thống xuất nhập cơ bản) của IBM đã bắt đầu cúi hạ mình và bước dần vào sau cánh gà sân khấu. Và "người diễn viên" mới giành được sự quan tâm chú ý tiếp theo chính là UEFI, một đặc tả mà khởi thủy có tên gọi là Intel Boot Initiative xuất hiện từ năm 1998 nhằm giải quyết những gì hạn chế của BIOS gây trì trệ cho các hệ thống máy tính trang bị bộ vi xử lý Intel Itanium. Sau đó, Initiative đã trở thành EFI và đến năm 2005, Intel đã phát triển EFI thành một hình thái mới thông qua diễn đàn UEFI - một dạng liên minh với sự có mặt của các đại gia trong lĩnh vực sản xuất chipset, phần cứng, firmware và hệ điều hành như AMD, Apple, IBM, Intel, Microsoft, v.v…

UEFI là gì?

UEFI (viết tắt của Unified Extensible Firmware Interface - Giao diện firmware mở rộng hợp nhất) là một sự xác lập lại hoàn toàn cho môi trường khởi động máy tính, và theo quan điểm đó, nó hầu như không có gì giống với BIOS cả. Trong khi BIOS về cơ bản là một mẫu firmware cố định, thì UEFI là một giao diện phần mềm có thể lập trình và được bố trí nằm trên phần cứng và firmware của máy tính (và thực sự là UEFI có thể được bố trí nằm bên trên cả BIOS nữa). Thay vì chứa toàn bộ các mã khởi động trong BIOS của bo mạch chủ, thì UEFI sẽ được đặt trong thư mục /EFI/ và thư mục này được lưu trong bộ nhớ cố định (tức sẽ không mất đi thông tin). Bộ nhớ cố định (non-volatile memory) thì có nhiều hình thức khác nhau, hoặc là bộ nhớ NAND gắn trên bo mạch chủ, hoặc là ổ cứng, hoặc trên mạng chia sẻ và còn nhiều dạng khác nữa.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 37858011
Tính năng của UEFI

Với phương thức hoạt động được xác lập như vậy, UEFI có đặc điểm gần như tương tự một hệ điều hành gọn nhẹ. Khi máy tính khởi động vào UEFI, một loạt tác vụ bất kỳ sẽ được thực thi rồi tiếp theo sẽ kích hoạt quá trình nạp hệ điều hành chính. Với khả năng phụ trợ cho hệ điều hành chính, đặc tả UEFI sẽ thực thi các dịch vụ khởi động và runtime, hỗ trợ thực thi các giao thức giao tiếp giữa các dịch vụ và driver của thiết bị phần cứng (lưu ý là UEFI được thiết kế để hoạt động trên mọi nền tảng), các thành phần mở rộng (extension), và thực thi cả EFI shell (dạng nền tảng hỗ trợ chạy các ứng dụng EFI. Bên trên tất cả các tác vụ này là trình khởi động (boot loader) của UEFI, có chức năng khởi chạy boot loader của hệ điều hành.

Vì có dạng như một hệ điều hành lai, UEFI có thể truy xuất tất cả các phần cứng trong máy tính. Người dùng có thể truy cập Internet bằng giao diện UEFI, hoặc sao lưu dữ liệu ổ cứng, v.v… Tất cả các công việc tương tự đều có thể thực hiện thông qua một giao diện đồ họa điều khiển bằng chuột. Một điều kiện thực tế nữa là tất cả các dữ liệu boot này đều được chứa trên bộ nhớ NAND flash hoặc trên ổ cứng, nhờ vậy người dùng sẽ có nhiều không gian hơn để tích hợp các chức năng khác như thay đổi ngôn ngữ cho giao diện, chẩn đoán lỗi khởi động (không phải đoán qua tiếng bíp POST nữa!), và nhiều tiện ích như sao lưu, phục hồi, quét virus/malware, v.v...

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 37858012
Nền tảng hỗ trợ

Để có được các khả năng trên, UEFI tất yếu phải được xây dựng hoàn toàn trên nền tảng phần mềm để giúp nó có được tính hợp nhất. Cho đến nay, UEFI đã được ứng dụng trên hầu hết các chip kết hợp 32-bit và 64-bit của ARM, Intel và AMD, và đối với mỗi nền tảng, chỉ cần xây dựng đoạn mã khởi động phù hợp với đối tượng mà thôi.

Các hệ điều hành phổ biến dành cho desktop (OS X và Windows) và dành cho máy chủ (Linux) hiện nay đều hỗ trợ đặc tả khởi động UEFI. Windows 8 sẽ có những tính năng chỉ hoạt động riêng với UEFI, mặc dù hệ điều hành này vẫn chạy trên máy tính có cơ chế khởi động chuẩn qua BIOS).

Ngoài giao diện phần mềm có tính mở rộng hợp nhất, UEFI còn cung cấp một vài tính năng chuẩn khác, như là khả năng phát hiện nhiễm virus dạngrootkit và malware khi khởi động vào Windows 8 nhờ có chức năng khởi động an toàn của UEFI. Mã hóa cấp thấp, xác thực kết nối mạng network, cài đặt driver đồ họa chung và nhiều tính năng khác cũng đều được cung cấp dưới dạng tiêu chuẩn của UEFI.

Cuối cùng, cần nói thêm là UEFI đến thời điểm này vẫn còn ở tuổi vị thành niên cũng như có rất ít hệ điều hành thực sự tận dụng được vài tính năng kể trên của UEFI. Linux chắc chắn là có hỗ trợ UEFI, nhưng chưa có phiên bản Linux distro nào khai thác nó. Mac OS X cũng chỉ mới làm tốt hơn một chút với UEFI bằng trình quản lý khởi động Bootcamp. Còn Windows 8 có lẽ là hệ điều hành đầu tiên tận dụng UEFI gần như triệt để với các tính năng phục hồi, làm tươi, khởi động an toàn và có thể nhiều hơn nữa.

Bạn có thể đọc thêm thông tin về UEFI (bằng tiếng Anh) trên các trang Wikipedia, UEFI Forum, và How-To Geek.


Đọc thêm đánh giá tổng hợp các thương hiệu ổ cứng 3TB và bài "giải mã" các tính năng mới của Windows 8.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Sun Dec 30, 2012 7:57 am
Young
Young

Nhiệt tình

Cài đặt Windows 7, 8 - 64bit - trên hệ thống chuẩn UEFI

echip - Bạn đã bao giờ gặp lỗi "Windows cannot be installed to this disk. The selected disk has an MBR partition table. On EFI systems, Windows can only be installed to GPT disk" trong khi cài Windows 7, 8 bản 64 bit? Hy vọng bài viết sau có thể giúp bạn !

Để trải nghiệm khả năng khởi động cực nhanh của Windows 8 - 64bit trên nền UEFI hay đơn giản là bạn muốn cài đặt lại Windows 7 - 64bit để hệ thống nhận đủ 4GB Ram. Bạn cho đĩa cài đặt bản 64 bit vào khay và cài đặt từ DOS tuy nhiên tại bước chọn ổ đĩa thì một thông báo lỗi hiện ra:

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS Install-windows7
Bấm chọn tiếp "Show detail" để tìm hiểu xem lỗi này là gì thì bạn nhận được hộp thoại thông báo "Windows cannot be installed to this disk. The selected disk has an MBR partition table. On EFI systems, Windows can only be installed to GPT disk"

Nhận được thông báo này có nghĩa là máy bạn có hỗ trợ boot theo chuẩn UEFI (Unified Extensible Firmware Interface - đây là chuẩn tiên tiến hơn và đang dần thay thế BIOS), để cài Hệ điều hành trên chuẩn UEFI thì bạn cần định dạng lại kiến trúc phân vùng ổ cứng từ MBR (Master Boot Record) - sang GPT (GUID Partition Table). Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất hết tất cả các dữ liệu đang có trên ổ cứng - Lưu ý là "toàn bộ ổ cứng" chứ không phải chỉ mình phân vùng bạn định cài Windows. Nếu đọc đến đây bạn suy nghĩ lại việc cài lại Hệ điều hành của mình thì bạn có thể chọn một trong các phương án sau :

1> Cài lại Windows 7,8 bản 32 bit. Lựa chọn này đồng nghĩa với việc bạn muốn bảo toàn dữ liệu, từ bỏ mong muốn trải nghiệm khả năng Boot tuyệt vời của Windows 8 64 bit, hoặc không nhận đủ 4GB Ram.

2> Cài Windows 7,8 bản 64 bit không theo chuẩn UEFI. Điều này có thể giúp bạn bảo toàn dữ liệu , nhận đủ trên 4GB Ram, tuy nhiên bạn không thể trải nghiệm khả năng Boot của Windows 8.

Để thực hiện, bạn chỉ cần vào BIOS tìm dòng UEFI Boot chuyển từ Enable sang Disable và cài đặt Windows như bình thường.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS UEFI-firmware-BIOS9-V-231043-13
3> Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục cài Windows 7,8 bản 64 bit trên chuẩn UEFI thì bạn hãy sao lưu hoặc bỏ toàn bộ dữ liệu trong máy. Tại bước chọn phân vùng, hãy bấm "Drive Options (advanced)" rồi "Delete" tất cả phân vùng bạn có. Sau đó nó sẽ hiện ra ổ cứng của bạn (dĩ nhiên chưa được định dạng) lúc này bạn bấm "New" để tạo mới và hệ thống sẽ tự động convert sang kiến trúc GPT.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS IMAG0503

Quá trình hoàn tất khá nhanh, lúc này hệ thống sẽ tạo thêm vài phân vùng cần thiết (dung lượng chỉ cỡ 100MB)

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS IMAG0504
Đến đây, bạn hoàn toàn có thể thở phào và click chọn phân vùng Primary để cài đặt Windows bản 64bit như bình thường.

Nguyễn Hoàng Thanh

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Young
Sun Dec 30, 2012 8:16 am
Sport
Sport

Thân thiết

Tài liệu hướng dẫn:

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS Pdfuefi_dpt.pdf‎ (179.3 KB, 98 views)
Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS PdfUEFI-Plugfest-WindowsBootEnvironment.pdf‎ (1.33 MB, 96 views)

Video hướng dẫn:

Intel Guide



Lenovo demo


Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Sport
Sun Dec 30, 2012 8:26 am
Young
Young

Nhiệt tình

Tạp chí PCWorld - TGVT tháng 5/2012: khởi động Windows 8 nhanh hơn trên UEFI

bởi Randy Rko Huynh vào 15 tháng 5 2012 lúc 2:20 *
ASUS K43SJ-VX464 (chiến binh được thử nghiệm)

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 53895510

KHỞI ĐỘNG WINDOWS 8 NHANH HƠN TRÊN UEFI

Microsoft ra mắt Windows 8 - HĐH này đã gây một “cơn sốt” trong cộng đồng, đặc biệt là thời gian khởi động Windows được rút ngắn đáng kể. Cụ thể, khi coi một số clip quảng cáo, nhiều bạn chú ý đến thời gian khởi động. Khi vừa mở màn hình laptop lên, bấm nút Power, sau 5-10s là máy đã khởi động xong. Thế là các bạn rất thắc mắc vì sao khởi động nhanh thế, thế là họ đã cài thử và kết quả không như quảng cáo (!). Với những PC có sử dụng SSD thì không có gì để nói nhưng đối với máy sử dụng HDD thì sao? Và chắc hẳn bạn đã nghe qua từ “UEFI” nhưng bạn chưa biết cách để khai thác những ưu điểm mà UEFI mang lại. Bài viết này sẽ giúp các bạn điều đó.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 57483110
My ASUS K43SJ + LG 20inch
I) Trước hết ta cần điểm qua một số cách để khởi động Windows nhanh hơn

* Tùy chỉnh trong Windows: một số phương pháp được áp dụng nhiều như sửa lỗi Windows, dọn rác HĐH, hạn chế chương trình khởi động cùng Windows, tùy chỉnh Registry,… đã quá quen thuộc với chúng ta rồi.

* Sử dụng ổ cứng SSD: nhắc đến SSD thì chắc hẳn ai cũng biết, tốc độ truy xuất dữ liệu rất cao, cho nên tốc độ khởi động của Windows chắc chắn phải nhanh hơn so với HDD. Đây là giải pháp hiệu quả nhất trong trường hợp mainboard/laptop không hỗ trợ UEFI Boot. “Rào cản” lớn nhất đối với người dùng là: tốc độ cao đồng nghĩa với việc giá cũng phải… cao.

* Tận dụng công nghệ UEFI Boot: đây là nội dung chính của bài viết, tuy nhiên UEFI chỉ giúp Windows 8 khởi động nhanh hơn, còn Windows 7 thì vẫn bình thường. Và tính đến thời điểm hiện tại, các mainboard Sandy Brigde như ASUS,… và một số dòng laptop đời mới có hỗ trợ. Nếu kết hợp với SSD thì thời gian khởi động rất kinh ngạc.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 48566110
Laptop (web)
II) Cách cài đặt Windows 8 thông qua UEFI Boot

1) Trước tiên bạn cần biết một số ưu điểm về UEFI và GPT

a) UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) - Giao diện firmware mở rộng hợp nhất – đang dần dần thay thế BIOS. UEFI là một HĐH tối giản nằm trên phần cứng, được lưu trữ ở thư mục EFI trong bộ nhớ non-volatile (bộ nhớ đảm bảo cho dữ liệu không bị hỏng mỗi khi mất điện). Do đó, UEFI có thể chứa trong bộ nhớ flash NAND trên mainboard hoặc cũng có thể chứa trên đĩa cứng (trong quá trình cài, bạn sẽ thấy Windows tự động tạo ra phân vùng EFI). Ưu điểm của UEFI là nó giúp các hệ thống khởi động nhanh hơn và có khả năng quản lý các thiết bị có dung lượng lớn hơn, chẳng hạn như UEFI có thể khởi động đĩa cứng dung lượng lớn hơn 2,2TB (trong khi BIOS không làm được). UEFI sử dụng bảng phân vùng GUID Partition Table (GPT) .

- UEFI BIOS: vì là một HĐH được tối giản nên UEFI có giao diện đẹp mắt và nhiều màu sắc so với BIOS truyền thống, tích hợp thêm nhiều tiện ích khác nhau cho phép sử dụng chuột để điều khiển.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 53887810
Mainboard ASUS ROG (web)
- UEFI Boot: UEFI còn cung cấp tính năng khởi động an toàn (Secure Boot) của UEFI, hạn chế được virus một phần khi khởi động vào Windows 8. Nhưng UEFI là một HĐH, cũng như là một phần mềm nên khả năng bị virus tấn công là có thể.

b) Kiến trúc GPT: (GUID Partition Table) là một phần nằm trong đặc tả EFI do Intel đưa ra, mô hình EFI giúp cho hệ điều hành có thể giao tiếp với firmware hệ thống. GPT có thể xem là một miêu tả về cách sắp xếp các phân vùng trên một ổ đĩa.

Phần lớn các ổ cứng hiện nay đều sử dụng ổ cứng theo kiến trúc MBR. Tuy nhiên với những người cần chia nhiều phân vùng, có thể thấy MRB giới hạn ở mức 3 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended (được chia làm nhiều phân vùng Logical). Còn với GPT, bạn không còn phải lo lắng vì con số giới hạn phân vùng Primary lên tới… 128 lận. Khi sử dụng kiến trúc GPT, sẽ có một số phân vùng dành riêng cho các Dynamic Disk và hỗ trợ EFI-boot (bạn sẽ thấy điều này trong quá trình cài đặt Windows trên hệ thống UEFI), thông thường là 3 – 4 phân vùng. Cho nên, số phân vùng còn lại là… 124, quá dư dả. Ngoài ra, GPT đem đến khả năng khởi động phân vùng lên tới… 9,4ZB (!). Như vậy, vấn đề quản lí dung lượng lớn không cần quan tâm.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 56437810
HDD SATA 2 Hitachi 500GB (ASUS K43SJ)
2) Công việc trước hết là bạn phải chuẩn bị “đồ nghề”

Một đĩa cài đặt Windows 8 64bit (32bit không được hỗ trợ)
Một USB có dung lượng tối thiểu 4GB (định dạng FAT32)
Sao lưu hết toàn bộ dữ liệu quan trọng trên ổ cứng (lí do vì sao làm vậy, bài viết sẽ đề cập sau)
Mainboard/laptop phải hỗ trợ UEFI Boot

3) Và đây là phần các bạn đang chờ đợi: làm như thế nào?

Người viết thực hiện trên laptop ASUS K43SJ-VX464 (các laptop khác và mainboard cũng tương tự). Cách cài đặt cần phải có kĩ thuật một chút.

Đầu tiên bạn vào BIOS Setup, sau đó vào mục BOOT, bạn sẽ thấy dòng “UEFI Boot”, hãy enable tính năng này lên, sau đó Save lại mọi thiết lập trong BIOS và restart máy. (không đơn thuần là bật cái này lên đâu, vì bạn cần phải biết cách khởi động nữa, nếu không máy tính vẫn khởi động và cài bình thường (không qua UEFI). (P/S: mình bị nhầm cái này, hèn chi vẫn ko hiểu sao kích hoạt UEFI rồi mà laptop vẫn khởi động... bình thường. Sau một thời gian tò mò thì mới biết, phải cài có kĩ thuật).

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 30629210

Khi khởi động lại máy, Menu Boot Devices sẽ hiện ra và bạn chọn dòng có chữ UEFI: [thiết bị khởi động (có chứa Win)]. Hoặc là bạn có thể chọn thiết bị Boot trực tiếp ngay trong BIOS Setup cũng được. Ví dụ như trong hình, người viết đã chuyển bộ cài đặt lên USB, và người viết sẽ chọn dòng dưới “UEFI: Scandisk U3 Cruzer Micro 2.16” chứ không phải dòng trên.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 53883410
Quá trình load file, chuẩn bị cài đều như bình thường

Đến bước chọn phân vùng cài đặt, bạn thực sự phải chắc chắc một điều: toàn bộ dữ liệu quan trọng đã được sao lưu. Vì HĐH sẽ chuyển ổ cứng từ MBR sang kiến trúc GPT, do đó toàn bộ ổ cứng sẽ được format hết. HĐH sẽ phân chia, tạo thêm 3 phân vùng mới: System, MSR (Reserved) và EFI System (lí do đã được đề cập ở phần Sơ lược về UEFI và GPT). Bạn chọn phân vùng Primary để tiến hành cài đặt Windows (và bấm chọn Yes nếu có một bảng thông báo yêu cầu chuyển sang GPT). (P/S: mình phải "hi sinh" 150GB dữ liệu đang có trong máy).

Và mọi chuyện cài đặt tiếp tục tiến hành như bình thường. Hệ thống sẽ tự động khởi động Windows bằng UEFI (và dĩ nhiên bạn không được tắt UEFI Boot trong BIOS Setup).

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 52766310

4) Và một bước không kém phần quan trọng: kiểm tra “thành tích”

Khi quá trình cài đặt hoàn tất, màn hình desktop “yêu dấu” như ngày nào sẽ hiện ra. Khoan hãy cài driver, các phần mềm, bạn tiến hành Shut down (không Restart) và để ý thời gian tắt máy, bạn sẽ thực sự bất ngờ. Sau đó bật lại, bấm giờ (hoặc canh giờ), bạn sẽ thật sự “choáng”: thời gian khởi động Windows 8 rất nhanh (với máy của người viết thì khởi động mất 10s). Vậy là bạn đã thành công rồi đó.

P/S: do đây là 1 bản Win "sạch", chưa cài gì hết nên tốc độ khởi động rất nhanh. Theo mình, trong clip quảng cáo, người ta phải dùng 1 bản Win "sạch" kết hợp nhiều yếu tố khác (UEFI, SSD,...) mới khởi động nhanh được như vậy

Bạn tiến hành cài đặt driver, các software cần thiết rồi sau đó Shut down máy và bật lại. Thời gian khởi động tuy lâu hơn một chút nhưng vẫn tuyệt (ASUS K43SJ khởi động khoảng 20s). Quả là một thời gian lí tưởng mặc dù sử dụng HDD.

Như vậy, việc cài đặt trên hệ thống sử dụng UEFI có khác một chút (chủ yếu là bước chọn thiết bị khởi động và chọn phân vùng cài đặt) so với cài đặt như bình thường và cần phải có kĩ thuật.

* Người viết cũng có một số lưu ý cho các bạn:

Với công nghệ UEFI, người dùng sẽ cảm nhận được thời gian khởi động Windows 8 rút ngắn đi rất nhiều. Cách này chỉ áp dụng được lúc mà bật máy lên, còn khi restart Windows lại thì thời gian khởi động sẽ lâu hơn.

Nếu như hệ thống khởi động UEFI qua đĩa DVD không được, bạn phải chuyển bộ cài đặt từ đĩa lên USB, và sau đó cho hệ thống khởi động UEFI qua USB (người viết chưa thực hiện trên ổ cứng di động).

Do ổ cứng sử dụng kiến trúc GPT nên việc cài một số phần mềm liên quan đến đĩa cứng, bạn phải chọn phiên bản nào có hỗ trợ GPT thì mới sử dụng được (chẳng hạn như EASEUS, Acronis 2012,…) và quá trình sao lưu dữ liệu/ khôi phục cũng ảnh hưởng. Ví dụ như là bạn sử dụng Acronis True Image 2012, bạn backup dữ liệu trên phân vùng C, rồi tạo ra 1 đĩa CD có khả năng khởi động (Acronis Create Bootable Media). Giả sử trong trường hợp không vào Windows được, bạn dùng đĩa CD để khởi động, trong menu boot, bạn chọn boot bình thường thì được, quá trình bung file backup diễn ra vẫn bình thường nhưng lúc khi bung file xong, Acronis thông báo “quá trình khôi phục thất bại”(!). Người viết đã bị trường hợp này rồi nên muốn nhắc cho các bạn, trong menu boot bạn phải chọn UEFI (ví dụ như hình trên là UEFI: PIONEER DVD-RW DVRTD11RS) hoặc là kích hoạt tính năng Acronis Startup Recovery Manager có sẵn trong phần mềm Acronis cũng được.

* Cách thực hiện đối với Windows 7 64bit
Trong trường hợp bạn muốn cài thêm HĐH Windows 7, bạn có thể làm như sau:

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 39900610

Đối với Windows 7, hệ thống sẽ không khởi động được (dù đã kích hoạt UEFI Boot). Do đó bạn cần phải “chỉnh sửa” một chút. Trước hết bạn tải file bootx64.efi về. Tiếp tục dùng phần mềm chuyển bộ cài đặt Windows 7 lên USB (hoặc là chỉnh sửa trực tiếp trong file ISO), trong đó có thư mục efi. Trong thư mục efi có thư mục microsoft, trong đó có thư mục boot. Bạn copy thư mục boot ra ngoài thư mục microsoft (tức là nó nằm trong thư mục efi). Sau đó bạn copy file bootx64.efi (đã làm sẵn) vào thư mục boot này. Lúc này, đường dẫn sẽ là X:\efi\boot\bootx64.efi (X là tên ổ đĩa) và mọi thứ hoàn tất. Bạn khởi động lại máy và tiến hành cài đặt bình thường thông qua UEFI Boot.

Là những người đam mê CNTT và thích “vọc” máy tính. Vậy bạn có muốn tự tạo file bootx64.efi thì người viết sẵn sàng “chiều” theo ý bạn. Cũng dễ thôi, bạn chỉ việc copy file bootmgfw.efi theo đường dẫn C:\Windows\Boot\EFI từ một máy tính đã cài Windows 7 64bit. Sau đó đổi tên file thành bootx64.efi và thế là xong.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 52674910

Chúc bạn thành công

* Cấu hình thử nghiệm:

ASUS K43SJ-VX 464
CPU: Intel Corei5 2430M 2.4Ghz
RAM: 2GB DDR3 1333MHz
HDD: Hitachi 500GB SATA2
VGA: NVIDIA GT520M 1GB

Clip quảng cáo (thời gian khởi động rất kinh ngạc :
https://www.youtube.com/watch?v=pj39HdtOB5U
(để ý giao diện Metro đã được lượt bỏ bớt)
* Đây là bản full (bản trên báo TGVT đã đc rút gọn)

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Young
Sun Dec 30, 2012 8:32 am
Sport
Sport

Thân thiết

Thực ra qui trình cài đặt theo chuẩn UEFI cũng dễ thôi. Ổ cứng convert theo chuẩn GPT có thể tùy thích chia bao nhiêu Partition Primary cũng được chứ không bị giới hạn 3 primary như chuẩn MBR, và UEFI được ví là hệ điều hành thu nhỏ trên BIOS giúp tăng tốc khởi động cho máy tính.

Việc cài đặt Windows theo chuẩn UEFI trên ổ chuẩn GPT có thể tóm lược như sau:

- Trước hết main phải hỗ trợ boot UEFI (main của Asus từ khi dùng chíp Sandy Bridge và main gần đây của các hãng khác cho Ivy Bridge), vào BIOS kích hoạt UEFI boot (thường là có chữ UEFI là nó, enable lên).

- Bạn phải có bộ cài win 7 hoặc 8 x64 (chỉ 64 bit mới có), mount vào ổ ảo, mở folder Sources, tìm kiếm file install.wim, mở nó lên bằng 7zip, tìm file x:\Sources\install.wim\1\Windows\Boot\EFI\bootmgfw.efi copy ra x:\efi\microsoft\boot rồi chép thư mục boot đó ra thư mục EFI (lúc đó thư mục boot và microsoft là cùng cấp), lưu bộ cài lại.

Bạn có thể dùng UltraISO để chỉnh sửa file .iso sau đó ghi ra DVD - nhanh thôi. Hoặc bạn cũng có thể extract bộ cài này ra USB (format chuẩn FAT32) - thời gian hơi lâu đấy nhé.

- Backup toàn bộ dữ liệu ra ổ cứng khác, dùng mini Win 7 từ USB hay CD mà bạn có convert ổ cứng của bạn qua chuẩn GPT bằng cách mở Command Prompt, gõ diskpart -> list disk -> xem trong danh sách ổ cứng của bạn là disk mấy: select disk [số thứ tự ổ cứng của bạn] -> clean -> convert gpt -> cre par efi size=300 -> cre par mse size=300 -> cre par pri size=[dung lượng bạn muốn] (thêm size vào nếu bạn muốn chia thành nhiều partition, nếu không diskpart sẽ dùng toàn bộ phần trống còn lại tạo partition - đơn vị tính MB).

- Khởi động lại máy, vào BIOS chọn boot từ DVD hoặc USB có kèm chữ UEFI và cài đặt tiếp như bình thường.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Sport
Mon Dec 31, 2012 10:03 am
iLib
iLib

Năng nổ

GPT vs MBR disk

Đăng vào ngày 15 Tháng Năm 2011 lúc 09:07 bởi Duy Khánh
Hệ điều hành Windows cung cấp 2 kiến trúc phân vùng ổ đĩa sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Đó là MBR (Master Boot Record) và GPT (GUID Partition Table). Cả hai loại này đều thuộc vào nhóm Basic Disk. Đối với MBR là phương pháp phân vùng được phát triền từ những năng 80 và vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của MBR là việc giới hạn bộ nhớ ở 2TB (terabyte).

Khi CNTT ngày càng phát triển, dung lượng ổ cứng đã đến ngưỡng 1TB thì một kiến trúc phân vùng mới được phát triển vào cuối những năm 90 đó là GPT (GUID Partition Table). GPT disks được tạo ra để tăng kích thước các phân vùng lên lớn hơn cùng số số thay đổi cải thiện so với MBR disk.

GPT-based Disks

Microsoft đã thông qua đề án sử dụng kiến trúc đĩa GPT trong những năm 2001 từ EFI (Extensible Firmware Interface) của Intel. Nó hỗ trợ phân vùng đĩa cứng lên đến 18 EB (Exabyte) hay khoảng 1.000.000 TB. Mỗi phân vùng GUID (global unique ID) bao gồm một trường gồm 36 kí tự, được gán liên kết với mỗi phân vùng.
Hạn chế của MBR disk đó là sự giới hạn ở 3 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended (phân vùng Extended có thể được chia làm nhiều phân vùng Logical). Rất hạn chế cho việc tổ chức dữ liệu của bạn. Với GPT disk, Microsoft hỗ trợ lên tới 128 phân vùng. Trong đó có một số phân vùng sử dụng dành riêng cho các Dynamic Disk và hỗ trợ EFI-boot. Vì thế, số phân vùng còn lại có thể được dùng lưu dữ liệu là 124 partition!

MBR Disk Layout

Theo tài liệu từ Microsoft TechNet Library cung cấp thì layout của một MBR disk nó như sau:

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS Mbr10
Có lẽ một trong những thiếu sót lớn nhất của MBR disk đó chính là việc quá hạn chế việc sử dụng partition table (bảng phân vùng). MBR disk chỉ có 1 parttion table dùng theo dõi tất cả các khối trong phân vùng đó. Nếu partition table này bị lỗi, toàn bộ đĩa phải được phục hồi lại từ bản sao lưu. Đối với Windows dựa trên GPT-based disk sử dụng nhiều partition table hơn, vì thế nếu một trong số partition table bị lỗi thì sẽ có các partition khác dự phòng.

Để có khả năng tương thích lẫn nhau, các Master Boot Record được lưu giữ tại LBA 0 trong GPT-based disk, và GPT header bắt đầu tại LBA 1. Các kiểu phân vùng của ổ GPT được đánh dấu là 0xEE. Chúng ta có thể hoàn toàn chuyển đổi ổ đĩa vật lý từ MBR disk sang dùng GPT-based disk và ngược lại! Tuy nhiên, cần backup tất cả dữ liệu vì tất cả phân vùng cũ sau khi chuyển sẽ bị xóa đi.

GPT-Based Disk Layout

Theo tài liệu từ Microsoft TechNet Library cung cấp thì layout của một GPT-based disk nó như sau:

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS Efi10
Kết luận

Mặc dù GPT-based disk có nhiều điểm nổi trội hơn so với MBR disk nhưng hiện tại thì nhiều nhà sản xuất vẫn sử dụng công nghệ MBR vì nó vẫn được sử dụng phổ biến đối với nhu cầu người dùng hiện nay. Theo xu thế phát triển thì GPT disk cũng đang được phổ biến với lợi ích nhiều hơn về kích thước phân vùng, số lượng các phân vùng, và khả năng phục hồi dữ liệu so với MBR. Windows Failover Cluster bây giờ cũng hỗ trợ GPT-based disk!

Duy Khánh (theo petri.co.il)
https://ilib.forumvi.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà iLib
Mon Dec 31, 2012 12:30 pm
dLib
dLib

Thân thiết

BIOS vs EFI

Recommended BIOS-Based Disk-Partition Configurations

Published: October 22, 2009
Updated: June 28, 2011
Applies To: Windows 7, Windows Server 2008 R2

Spoiler:
Recommended UEFI-Based Disk-Partition Configurations

Published: October 22, 2009
Updated: June 28, 2011
Applies To: Windows 7, Windows Server 2008 R2

Spoiler:

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà dLib
Mon Dec 31, 2012 11:17 pm
Khotabit
Khotabit

Thân thiết

Cài Linux trên Windows 8 sẽ là 1 vấn đề nan giải

GenK - Một trong những thay đổi có ảnh hưởng lớn nhất khi các nhà sản xuất rục rịch đưa Windows 8 lên thiết bị của mình là sự xuất hiện của UEFI thay cho BIOS. UEFI (Unified Extensible Firmware Interface – tạm dịch: Giao diện firmware mở rộng hợp nhất) vượt trội hơn nền tảng BIOS (Basic Input/Output System) cũ về mọi mặt, trừ một điều: UEFI sẽ khiến bạn không thể cài đặt Linux lên một bộ máy bán kèm Windows 8.

Mỗi khi bạn khởi động máy tính (laptop, PC), BIOS là hệ điều hành – hay đúng không là hệ thống điều khiển mini đầu tiên được nạp vào bộ nhớ (Hệ điều hành được lưu trên HDD/SDD còn BIOS được lưu trên một bộ nhớ riêng biệt của mainboard). Nó sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng các thành phần phần cứng trước khi cho phép hệ điều hành của người dùng được nạp vào bộ nhớ và chuyển quyền lại cho hệ điều hành đó. BIOS đã thống trị thế giới điện toán trong suốt 30 năm qua, nhưng giờ đây có vẻ nền tảng này đã sắp đến ngày về hưu khi mà Microsoft và các đối tác sản xuất phần cứng của mình đang ra sức hỗ trợ UEFI phát triển.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 121230bios01

Giao diện cổ lỗ của BIOS.
Có chức năng tương tự BIOS, cũng là một hệ điều hành cỡ nhỏ được khởi động đầu tiên khi vừa bật máy (vì vậy có quyền điều khiển tất cả các phần cứng), nhưng UEFI do là bậc “hậu bối” nên có rất nhiều chức năng mở rộng, giao diện thân thiện hơn, hoạt động với cả chuột thay vì chỉ có thể sử dụng bàn phím như BIOS ngày trước, thậm chí người dùng còn có thể lướt web hay backup hệ điều hành từ giao diện của UEFI. Chưa hết, nếu BIOS bị bắt chết vào phần cứng trên mainboard thì UEFI lại có thể được nạp từ bất cứ đâu, thậm chí là trên ổ đĩa cứng hay từ nơi lưu trữ nào đó ngoài mạng LAN(miễn là mainboard được thiết kế để hỗ trợ). Bạn muốn nữa? Phần lớn BIOS cũ không thể nhận ra các đĩa cứng với dung lượng lớn hơn 2,2 TB. Với dân chơi HD cần dùng một loạt ổ 3TB đời mới thì đây rõ là thảm họa! Còn UEFI thậm chí có thể khởi động từ ổ đĩa với dung lượng… zetabyte, một con số còn lâu chúng ta mới đạt tới được. Ngày trước máy tính muốn kết nối mạng phải vào hệ điều hành chính như Windows, Mac, Linux nên các kĩ thuật viên muốn sửa chửa gì đó phức tạp lại phải lóc cóc vác đồ nghề xuống tận chỗ máy hỏng. Với UEFI, các hãng có thể tích hợp sẵn khả năng kết nối mạng và các công cụ sửa lỗi cơ bản từ xa, thuận tiện hơn cho cả kĩ thuật viên lẫn khách hàng. Qủa thực các lợi thế UEFI đem lại cho cả người dùng cuối lẫn các hãng sản xuất nhiều không kể hết.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 121230p67UEFI04

Giao diện mới thân thiện hơn-hoạt động với cả chuột.
Tất cả đều có vẻ rất hứa hẹn, nhưng trong giới sản xuất phần cứng, chức năng thu hút nhiều sự chú ý nhất lại là secure boot. Trước đây, nếu một ngày đẹp trời nào đó bạn phát chán với Windows và muốn dùng thử một hệ điều hành trời ơi đất hỡi nào đó, các thao tác đơn giản chỉ gồm vài bước: tải & ghi đĩa cài của hệ điều hành mới, học thuộc hoặc note lại hướng dẫn cài đặt, restart máy, format ổ cài Windows cũ và cài hệ điều hành mới lên đó. Các rủi ro khi cài hệ điều hành lạ là do người dùng tạo ra, nhưng có vấn đề gì thì thường họ lại xách ngay ra trung tâm bảo hành đòi nợ, tất cả là vì sự dễ dãi của BIOS. Nhưng với UEFI? Quên đi! Các hãng sản xuất phần cứng có thể cấu hình UEFI để ngăn chặn người dùng cài các hệ điều hành lạ lên phần cứng của họ. Tuy nhiên UEFI mới chỉ là một bộ khung sườn, các hãng sản xuất dù là phần cứng hay phần mềm (HĐH) cũng đều cần sự hợp tác của các hãng khác mới có thể hoàn thiện phiên bản UEFI của mình - một hệ điều khiển phần cứng hoàn chỉnh với khả năng hỗ trợ tất cả các loại phần cứng và khởi động được tất cả các hệ điều hành. Điều nực cười là cho dù Apple, IBM.v..v.. đã tham gia cuộc chơi từ sớm, Microsoft vẫn…. chây lì ngồi ngoài, thành ra các nhà sản xuất phần cứng phải chờ đến bây giờ mới có thể phổ biến UEFI. Nhưng thế chưa đủ, Microsoft khăng khăng đòi PC cài Window 8 phải hỗ trợ secureboot , hay hơn nữa nếu hãng này thỏa thuận được với OEM thì những máy khi bán ra đã cài sẵn Window 8 & UEFI sẽ….. không thể cài loại hệ điều hành nào khác.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 121230image.axdpictureclipimage004thumb

Secureboot liên tục kiểm tra các thành phần quan trọng như driver-kernel khi khởi động HĐH.
Thực chất, secureboot không ra đời để phục vụ các chiêu trò kinh doanh này. Mục đích chính của nó là ngăn chặn việc khởi động những hệ điều hành lạ hoặc hệ điều hành đã bị nhiễm độc, giảm bớt nguy cơ bị theo dõi, đánh cắp thông tin cho người dùng. Một con chip trên mainboard sẽ lưu các thông tin mã hóa của những thành phần then chốt trên hệ điều hành chính của người dùng. Nếu trong quá trình khởi động hệ điều hành, UEFI so sánh với các thông tin mã hóa và phát hiện các thành phần này là thành phần lạ, hoặc đã bị chỉnh sửa, nó sẽ dừng quá trình khởi động máy của bạn lại. Vấn đề của Linux là ở đây, rõ ràng Linux không phải malware hay virus gì cả, nhưng nếu thông tin của nó không được các hãng sản xuất đưa vào con chip kể trên, Linux vẫn không được UEFI cho phép khởi động.

Giaỉ pháp tưởng chừng rất đơn giản: lưu thông tin các distro Linux chính thức vào đó để UEFI nhận ra. Nhưng thực tế thì để thực hiện điều này ta lại cần mật khẩu để truy cập con chip secureboot đó, mà trên những máy Window 8 (các sản phẩm PC, laptop cài sẵn Windows 8, đóng sẵn logo HĐH này trên đó để đem bán) thì mật khẩu này chỉ Microsoft và hãng sản xuất phần cứng biết. Các sản phẩm Linux hoặc là được 2 hãng này đồng ý và tiến hành lưu thông tin vào chip secureboot, hoặc phải tìm những thiết bị không có secureboot hay thậm chí không có UEFI để tồn tại. Cách thứ nhất có vẻ không khả quan, xin Microsoft? Mơ đi! Còn cách thứ hai hoàn toàn phụ thuộc vào việc các hãng phần cứng có cung cấp cho người dùng tùy chọn bật/tắt secureboot hay không, vì bảo họ bỏ UEFI quay về với BIOS là chuyện không tưởng.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 1212302768.Figure5SamsungPCsecuredbootsetting5B335428300x205
“Đường vòng” khả quan nhất hiện nay cho các nhà phát triển Linux là làm việc với bootloader – đây mới là thành phần trực tiếp kích hoạt việc nạp hệ điều hành (chứ không phải UEFI hay BIOS) và lại nằm trên ổ cứng nên có thể dễ dàng thay đổi. Miễn sao các lập trình viên tạo ra được một bản bootloader được Microsoft chấp thuận và đóng mác “secured” vào đó, hệ điều hành do bootloader đó kích hoạt sẽ không bị secureboot kiểm tra nữa. Hiện giờ người đầu tiên làm được điều này là Matthew Garret, anh đã thuyết phục được Microsoft chấp thuận bootloader tên SHIM của mình. Shim sẽ sớm hỗ trợ việc khởi động SUSE, Fedora, Ubuntu. Các hiệp hội về Linux vẫn đang cố gắng tìm một cách tử tế hơn để đưa Linux lên máy tính thay vì phải cầu cạnh Microsoft quá nhiều, nhưng có vẻ cho đến giờ đây SHIM vẫn là cách duy nhất.

Microsoft to Prevent Linux Booting on ARM Hardware?

Spoiler:
http://www.lucquan2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Khotabit
Tue Jan 01, 2013 12:30 am
dLib
dLib

Thân thiết

[TUTORIAL] Resize partitions in a MBR/GPT hybrid setup

IMPORTANT: Before following this, make sure to backup important documents, as I cannot guarantee everything will go according to plan. I also only currently support or have knowledge about doing this procedure with Vista or Windows 7 and OSX. I am not sure about Linux or XP, but it should be possible.

Hey everyone, I am officially back. I left about 6 months ago due to moving to a new country. My desktop has finally arrived back, and now I am setting up Snow Leopard.

Anyway here is the guide:

Many people use an MBR/GPT hybrid, sometimes with a 200mb EFI partition. And sometimes, you want to resize one of the partitions (e.g. Mac partition, windows, linux, etc). Many people who are not acquainted with how MBR/GPT works try to either use MBR or GPT tools to resize. If you use a GPT tool, the gpt partitions will be resized, while the MBR will probably be emptied and cleared. This means you can't boot to windows. If you use an MBR tool, the MBR and GPT partitions may become out of sync, meaning data corruption.

Some background info:

MBR and GPT are two different "indexing" schemes for harddrives. When you write data to a harddrive, both the physical data is written to the correct place, as well as an index is writte, so programs and operating systems can find the files later on. MBR is a very old and outdated standard for indexing, but it is still used with all Windows distributions. Windows does not support GPT, unless you use a very unstable bootloader (google DUET) or you run special server hardware (neither of which are accessible to the average Joe). OSX uses GPT (GUID). Some people install OSX to MBR, but this requires a small hack of the installation files, which makes the install ""not"" vanilla (untouched). Therefore the easiest way to do this would be to have both MBR and GPT. The problem with this is that it is not very stable, and only supports 4 partitions in the MBR index (no logical drives work). If you create the partitions using the OSX setup, a MBR/GPT hybrid will automatically be created.

Now, if you want to resize a GPT/MBR hybrid system, you will need to do the following:

1) Resize the partitions using a GPT partition editor. (E.g Gparted)
2) Update the MBR with the new partitions
3) Reinstall the MBR boot settings so windows can start.

Here was my setup:

MBR/GPT hybrid with the following partitions:

1) 200mb EFI partition (containing chameleon + kexts)
2) 50GB Windows drive (Windows folder)
3) 400GB Windows drive (Windows programs + User folder)
4) 400GB OSX drive (OSX things)

I wanted to make my Windows drive a bit bigger (700GB) and make the OSX drive a bit smaller (200GB). [I know these values arent exact, and dont seem to work, but they are from memory and not exact]

To do this, first I downloaded Gparted from http://partedmagic.com/download.html

I used the USB option, but the ISO burning works just as well.

Once you have either burned partedmagic to a disc or put it on your flash drive (instrutions for both are availabe on the partedmagic website), then go to ubuntu.com, and download the iso.

Burn the ISO, or install it to another USB.

Once this is done, go to http://cybernetnews.com/windows-7-recovery-disc/ and get the recovery disk (this is assuming you have windows 7. Ones for vista are also available. I am not sure about XP, but there probably is a way to do this using a 3rd party repair tool.

Now that you have Partedmagic, Ubuntu and the Windows 7 Recovery disk you should reboot and load into partedmagic.

In partedmagic, open the partition Editor (or something similar, I can't remember the name). It should show the current partitions from the GPT index. Now right click the partition and resize it however you want. Click apply when you are done.

Now reboot into the Ubuntu live cd/dvd. Go to to http://www.rodsbooks.com/gdisk/ and you can read a bit about the tool. Once you have read, go to http://sourceforge.net/projects/gptfdisk/ to download gdisk. Make sure to download the correct version (64vs 32bit). Once you have done this, extract all the files, then go to the folder sbin (where you have extracted) and drag and drop gdisk into a terminal with sudo priveleges. Now gdisk should start, and ask you which drive. The default would be /dev/sda (the first HD). Now you should get to a command line. Type ? for help.

Now you should type p, and click enter. A list of partitions in the GPT index should show (they should already be resized).
Now type r to get to the recovery/transformation menu. Type o, and you should see the partitions in the MBR index (this should be empty, or have on partition since it has been cleared by Gparted. Now type h to setup a new Hybrid.

It will ask you to select which partitions you want (in my case 2 3 4, Window, Windows, OSX). It will automatically create the 200mb EFI partition (you dont need to select it). Make sure you click yes when it asks if you want the partition int he beginning of the drive. Now it will ask you question about the partitions it is creating (which partition type, and whether it shoudl be bootable). You can usually use the defaults, as it detects the types of the partitions automatically. Type yes when it asks if the windows drive should be flagged as boot. The rest shouldnt be flagged as boot. Once this is done, type w to write the changes to the disk.

If you restart gdisk and look at p, and o, they should be the same.

Now restart and boot your recovery disk. Go to startup repair, and the repair process should automatically find the windows partition and allow you to boot from it. Once in windows, you can use Easybcd: http://neosmart.net/dl.php?id=1 to add new booters, change the names of the entries, or repair the BCD storage (i think you might have to do this)

Remember: I take no responsibility for what happens if you use these instructions, but theoretically they should work (they worked for me). Make sure to backup data, and you can use this post as hints if you want to create your own method.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà dLib
Wed Jan 02, 2013 8:43 am
dLib
dLib

Thân thiết

EFI Disk utilities from Intel


Extensible Firmware Interface Disk utilities download agreement

Before downloading the EFI Driver Writer's Guide or sending us feedback on it, you must accept the following agreement:

INTEL SOFTWARE LICENSE AGREEMENT FOR THE MICROSOFT EFI UTILITIES

IMPORTANT - READ BEFORE COPYING, INSTALLING OR USING.

Do not use or download the EFI Utilities Software and any associated materials (collectively, the "Software") until you have carefully read the following terms and conditions. By downloading and/or using the Software, you agree to the terms of this Agreement. If you do not wish to so agree, do not install or use the Software.

DEFINITIONS

  • Microsoft EFI Utilities: The term "Microsoft EFI Utilities" shall mean the Guided Partition Table utilities Diskpart (Disk partitioning utility), Efifmt (EFI Format utility) and Efichk (EFI Check Disk utility) stored in a file named GPT_UTIL.zip.

  • Complete EFI Specification: The term "Complete EFI Specification" shall mean any specification that Intel makes publicly available under that title at developer.intel.com or otherwise publicly available under that title.

  • EFI Implementation: The term "EFI Implementation" shall mean a conformant implementation of the Complete EFI Specification.

... Đọc thêm tại http://www.intel.com/technology/efi/agree_diskutil.htm

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà dLib
Mon Feb 04, 2013 7:07 am
Khotabit
Khotabit

Thân thiết

Laptop Samsung biến thành "gạch" sau khi cài Linux

Cài đặt Linux lên máy tính chạy Windows là 1 việc khá phổ biến từ trước tới nay. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết qua trước đây qua bài viết Cài Linux trên Windows 8 sẽ là 1 vấn đề nan giải, các máy tính mới được gắn logo "thiết kế cho Windows 8" đều được trang bị UEFI (Unified Extensible Firmware Interface: Giao diện firmware mở rộng hợp nhất) với tính năng khởi động an toàn (secure boot). Chuẩn UEFI thay thế cho BIOS này trên Windows 8 ngăn chặn máy tính chạy các HĐH không có chứng chỉ an toàn Certificate Authority và là nguyên nhân khiến cho việc cài đặt Linux trên máy tính "được thiết kế" cho Windows 8 trở nên khó khăn.

Tổ chức Linux Foundation, mặc dù sau đó đã cung cấp giải pháp cho vấn đề này. Và nhiều giải pháp khác cũng đã được đưa ra. Tuy nhiên, các giải pháp giải quyết có vẻ chưa được hoàn chỉnh cho lắm, khiến cho nhiều laptop của Samsung mới đây gặp hiện tượng biến thành "cục gạch" khi người dùng lựa chọn boot vào Linux. Vấn đề chỉ được giải quyết khi người dùng thay thế bo mạch chủ của máy.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 13020310
Một mẫu laptop của Samsung.
Nguyên nhân sau đó được xác định thực ra không phải do cơ chế secure boot của Windows 8. độc giả trên tờ Arstechnica đã dẫn phát ngôn của 1 nhà phát triển Linux là Matthew Garrett. Garrett cho biết "Samsung có vẻ như đã thay thế giao diện nền tảng của họ khi sử dụng UEFI nhưng đã không có động thái ngăn chặn các trình điều khiển cũ gây ra vấn đề nghiêm trọng nói trên".

Như vậy, người dùng hiện tại có thể tạm thời an tâm rằng secure boot không phải là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng máy bị biến thành cục gạch. Vấn đề chỉ xảy ra với các máy tính Windows 8 của Samsung, xuất phát từ vấn đề trình điều khiển, theo như nhà phát triển Linux.

Theo 1 báo cáo, các model laptop của Samsung bị ảnh hưởng bao gồm NP300E5C, NP530U3C, NP700Z3C, NP700Z5C, NP700Z7C và NP900X4C. Theo 1 số người dùng, laptop Samsung của họ bị "gạch" sau khi cố gắng boot vào HĐH Ubuntu 12.04 hoặc 12.10 trong chế độ UEFI, nhưng các distro khác của Linux có thể cũng sẽ gặp hiện tượng trên bởi vấn đề liên quan tới driver của máy. Trang The H cũng cho biết Samsung đã tiến hành sửa chữa các laptop bị lỗi cho khách hàng bằng cách thay thế bo mạch chủ. Tuy nhiên, máy chỉ được sửa chữa nếu vẫn còn trong thời gian bảo hành.

Các model kể trên liên quan tới các mẫu laptop Samsung Series 3, Series 5, Series 7, và Series 9.

Greg Kroah-Hartman -1 người phát triển kernel Linux kernel giải thích trên mạng xã hội Google rằng trình điều khiển đã gây ra hiện tượng trên là do ông xây dựng. Tuy nhiên, vị này cho biết driver đó dùng code do Samsung cung cấp.

"Tôi không thể ngờ driver đó lại khiến vấn đề nghiêm trọng như vậy. Samsung đã nói với tôi rằng không có vấn đề gì với trình điều khiển đó. Mấu chốt để giải quyết vấn đề là người dùng phải tìm cách vô hiệu hóa driver của Samsung" - Greg Kroah-Hartman cho biết.

Trên thực tế, vấn đề "gạch" chỉ xảy ra với 1 số nhỏ laptop của hãng sản xuất xứ sở Kim Chi. Ngay bản thân Kroah-Hartman hiện cũng đang chạy Ubuntu trên máy tính xách tay của Samsung mà không có vấn đề gì xảy ra.

Trang The H cho biết, các bên liên quan đang tích cực để đưa ra bản fix lỗi. Bên phía Linux, đang thực hiện 1 số tinh chỉnh để ngăn không cho các driver của Samsung kích hoạt khi người dùng boot Linux thông qua UEFI. Phiên bản update vá lỗi hứa hẹn sẽ được tung ra trong vài tuần tới. "Cho tới khi có bản vá lỗi, người dùng nên sử dụng Module chế độ tương thích (Compatibility Support Module - CSM) của firmware UEFI - 1 module giúp giả lập BIOS" - đại diện của Linux cho biết.

Tham khảo: Arstechnica
http://www.lucquan2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Khotabit
Fri Feb 15, 2013 10:28 am
lenovo
lenovo

Thành viên

Giải pháp mới của Linux Foundation để khắc phục vấn đề với Secure Boot

GenK - Sau nhiều nỗ lực trong việc tìm cách đưa các distro Linux tiếp cận những máy tính bị kiểm soát bởi Microsoft, công sức của các thành viên trong Linux Foundation rốt cuộc cũng được đền đáp. Những ngày vừa qua giới công nghệ đã được tiếp cận một trong những giải pháp tổng quát đầu tiên, hứa hẹn khắc phục được rào cản ngăn cách giữa người dùng Windows 8 và tất cả các distro Linux.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 13021310
Như chúng ta đã đề cập trong bài viết trước, UEFI nói chung và Secure Boot nói riêng là những tiến bộ công nghệ đã được mong chờ từ lâu, với rất nhiều lợi thế so với hệ thống BIOS cũ kĩ như giúp việc cấu hình máy thân thiện hơn với người dùng, cải thiện độ ổn định và bảo mật của hệ thống. Thế nhưng trên những máy tính được bán kèm với Windows 8, khi mà Microsoft nắm một phần quyền kiểm soát con chip secureboot chứa cơ sở dữ liệu về các thành phần đáng tin cậy (trusted), việc bổ sung thông tin của các distro Linux vào đó để vượt qua được các bước thẩm định của Secure Boot hoàn toàn không dễ dàng. Một khi những cơ sở dữ liệu này chưa được cập nhật và hãng sản xuất phần cứng (OEMs) không cung cấp tùy chọn tắt Secure Boot, việc khởi động được các thành phần của Linux – đặc biệt là đối với những distro kém phổ biến hay do người dùng tự phát triển, sẽ là gần như bất khả thi. Điều này chỉ có vẻ kém quan trọng tại những môi trường mà phần lớn người dùng không cần quan tâm đến chuyện bản quyền hệ điều hành (Windows) khi mua máy tính mới hay chỉ cần sử dụng qua loa các distro Linux phổ biến (Ubuntu, Fedora) như ở Việt Nam. Còn thực chất việc không thể tiếp cận các distro như SUSE, ClearOS – chưa kể đến việc không thể tự phát triển các nền tảng của riêng mình được cộng đồng thế giới đánh giá khá nghiêm trọng.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 13021311
Câu chuyện về việc Secure Boot trên các máy tính đời mới cài sẵn Windows 8 sẽ có khả năng gây khó khăn cho việc cài đặt Linux của người dùng là chuyện hoàn toàn không mới. Thực chất đã có những tranh cãi và bài viết xoay quanh vấn đề này từ tận những ngày cuối năm 2011, phần lớn nhắm tới việc chỉ trích Microsoft. Không lâu sau đó các distro nổi bật nhất như Ubuntu hay Fedora đều đã giới thiệu cho người dùng cách vượt qua chướng ngại này, bản thân Linux Foundation hồi tháng 10 vừa qua cũng chỉ tạm thời “chữa cháy” được bằng cách hướng người dùng đến một giải pháp khá phức tạp để khởi động một bootloader “thứ hai”. Cho đến trước những ngày vừa qua, mới chỉ có SHIM bootloader của Matthew Garret là bootloader duy nhất chính thức được Microsoft công nhận và số lượng distro mà Mathew có thể hỗ trợ cũng không phải là vô hạn.

Chính vì vậy tin về việc Linux Foundation đã tìm ra một giải pháp tổng thế cho vấn đề này được đón nhận khá nồng nhiệt, tuy rằng hiện nay các file được cung cấp còn ở dạng thô, chỉ dành cho người dùng PC Linux lâu năm thử nghiệm. Trên blog của mình, James Bottomley, người chỉ đạo dự án cho biết: “ Linux Foundation hi vọng các thế hệ Linux sẽ giữ vững được chỗ đứng của mình trước dòng chảy công nghệ, trước sự xuất hiện của các tiến bộ mới như hệ thống Secure Boot, nhưng cũng đồng thời mong muốn giúp những người dùng hiểu biết có thể giữ lại quyền kiểm soát hệ thống của mình bằng cách hỗ trợ họ đưa thông tin về nền tảng của mình vào cơ sở dữ liệu secure boot”.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 13021312
"Khi sử dụng Secure Boot, chỉ những gì nằm trong whitelist của cơ sở dữ liệu của chip UEFI secureboot mới được thực thi” Anh tóm tắt lại vấn đề. Bootloader mới của Linux Foundation (mà theo như Bottemley thì cái tên đúng phải là preloader) đã khắc phục được việc này với sự hỗ trợ từ Microsoft. Các file này được đóng dấu xác nhận bởi Microsoft, sau khi được cài đặt và cấu hình thành công, chúng sẽ hỗ trợ mọi loại Linux bootloader, giúp quá trình boot các distro Linux từ đó được phần nào tách khỏi vòng kiềm tỏa chặt chẽ của Secure Boot (không như khi boot các bản Windows của Microsoft). Nhìn chung, phương pháp mới này khi thực sự hoàn thiện sẽ giúp người dùng – chủ yếu là các nhà phát triển có thể dễ dàng khởi động mọi phiên bản Linux trên một nền tảng phần cứng bất kì. Tuy vậy hiện nay có vẻ vẫn còn một số lỗi bảo mật do Microsoft phát hiện, có thể “bị lợi dụng để tự động xóa đi dữ liệu secure boot”. Các thông tin về việc sửa chữa lổ hổng này sẽ sớm được cập nhật trên blog của James, hi vọng chúng ta sẽ sớm có được một giải pháp hoàn thiện cho việc cài đặt Linux trên các hệ thống với UEFI Secure Boot bị kiểm soát bởi Microsoft.

MP

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà lenovo
Mon Mar 10, 2014 6:11 am
iLib
iLib

Năng nổ

UEFI Secure Boot và Linux - câu chuyện chưa có hồi kết

(GenK.vn) - Có lẽ chúng ta sẽ phải còn chờ tương đối lâu nữa trước khi các nhà nghiên cứu và hãng sản xuất phần cứng lẫn phần mềm thống nhất được một phương án chung nhất cho việc khởi động các hệ điều hành kém phổ biến trên các phần cứng mới sử dụng UEFI Secure Boot.
 
Trước đây, GenK đã giới thiệu với bạn đọc bài viết về các trở ngại mà người dùng sẽ có thể gặp phải khi muốn cài đặt các hệ điều hành chưa được Micrsoft xác nhận – chủ yếu là các distro Linux trôi nổi trên thị trường - trên các PC được bán kèm Windows và được bật sẵn UEFI Secure Boot. Mặc dù Microsoft đã sớm yêu cầu các nhà sản xuất phần cứng cung cấp tùy chọn disable Secure Boot cho người dùng, nhưng trên các thiết bị sử dụng cấu trúc vi xử lí ARM chạy Window RT, điều này vẫn là bất khả thi. Cho đến ngày hôm nay, việc thử nghiệm các hệ điều hành hay ho mà ta tìm được trên các cỗ máy gắn mác “đời mới” này vẫn chưa hoàn toàn “thoải mái” như trên các thiết bị cũ sử dụng BIOS. Hôm nay, chúng ta hãy thử điểm qua sơ lược 1 số cách để vượt qua rào cản này.

Nhắc lại về UEFI Secure Boot

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 4353.Figure-3---Secured-boot-path-with-UEFI_7BBA93DA-a6144
Các máy tính bán kèm Windows 8 và Windows 8.1 ngày nay đều đã thay thế hoàn toàn thế hệ firmware BIOS cũ kĩ bằng UEFI. Ở trạng thái mặc định trên các thiết bị này, firmware UEFI đi kèm sẽ chỉ kích hoạt các boot loader mà firmware này cho là đã được “chứng thực” dựa trên các thông tin mà hãng sản xuất nhúng kèm trong nó. Trên các PC thế hệ trước, việc thiếu vắng chức năng “Secure Boot” (hay “Trusted Boot”) này khiến cho các rootkit cao cấp sau khi qua mặt OS có thể tự cài đặt bootloader giả mạo thay thế cho bootloader mà người dùng đang sử dụng. Một khi hệ điều hành – đa phần là Windows – được khởi động từ bootloader này, đồng nghĩa với việc rootkit có thể xâm nhập vào tầng sâu hơn của hệ thống. Về cơ bản, việc Secure Boot chỉ cho phép kích hoạt các thành phần phần mềm hệ thống đã được hãng sản xuất phần cứng chứng thực là nhằm tăng tính bảo mật cho thiết bị của người sử dụng. Thử liên tưởng tới một trình duyệt với một “while list” tích hợp sẵn chỉ cho phép người dùng thực hiện kết nối tới các trang web nằm trong danh sách đó – hiển nhiên ta sẽ không lo về các hiểm họa spyware, adware tràn lan trên Internet nhưng cũng đồng thời mất đi sự tự do ở một mức nào đó (chẳng hạn như khi muốn vào trang web do bạn bè tự lập). Ba yếu tố bảo mật – hiệu năng và tính linh hoạt/dễ sử dụng luôn đánh đổi cho nhau tùy theo tình huống. (tham khảo về Secure Boot trong bài viết trước đây)

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS Secure-boot-violation-invalid-signature-detected-a6144
Chỉ trên các máy tính hoạt động trên nền tảng x86, hay chính xác hơn là các máy non-ARM, người dùng hiện đã được cung cấp quyền điều khiển Secure Boot. Chúng ta có thể chọn cách đơn giản là tắt nó đi, hoặc tự học cách đăng ký hệ điều hành mình muốn cài đặt để firmware có thể nhận biết được nó. Các công ty, tổ chức thậm chí có thể thay đổi để các máy của mình chỉ boot một số phiên bản Linux nhất định tùy theo các nhu cầu cụ thể của mình.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS Windows8-hardware-cert-requirements-system-78a11

Có thể thấy Microsoft dùng từ khá mạnh để chỉ rõ rằng chỉ các thiết bị non-ARM mới được có tùy chọn disable Secure Boot
Các phương án

Tổng hợp lại, các phương án để cài đặt một hệ điều hành nhân Linux trên các máy có UEFI Secure Boot bao gồm

  • Chọn một phiên bản đã được hỗ trợ: Một vài Linux distro dành cho desktop phổ biến như Ubuntu (bắt đầu từ phiên bản 12.04.2 LTS và 12.10) hiện đã tự có khả năng khởi động bình thường ngay trên các thiết bị có Secure Boot đang hoạt động. Lí do là bootloader giai đoạn một EFI của Ubuntu đã được chứng thực bởi Microsoft. Tuy nhiên, các lập trình viên của hệ điều hành này cũng lưu ý rằng chứng thực này được liệt vào nhóm “khuyến nghị” chứ không chính thức nằm trong nhóm các yêu cầu bắt buộc đối với các PC muốn được gán mác “Windows 8 certified” – tức đạt chuẩn choWindows 8. Điều này đồng nghĩa với việc lựa chọn tích hợp chứng thực này vào firmware hay không hoàn toàn nằm ở hãng sản xuất phần cứng; dẫn đến việc không có gì bảo đảm rằng các bản Linux distro này – hay cụ thể hơn là Ubuntu sẽ khởi động trơn tru trên tất cả các dòng máy sử dụng UEFI với Secure Boot đang hoạt động.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 2566207362688869567-17c52

Bootloader giai đoạn một của Ubuntu đã có dấu chứng thực từ Microsoft, dù rằng việc hệ thống có chấp nhận chứng thực này không còn tùy vào hãng sản xuất.

  • Disable Secure Boot: Mặc dù các chứng thực nói trên không được Microsoft liệt vào hàng “bắt buộc”, nhưng may mắn là tùy chọn tắt Secure Boot thì có. Đổi lại với sự linh hoạt mà ta có được khi tắt hẳn chức năng này, độ bảo mật của dàn máy sẽ quay trở lại tương đương với thời BIOS ngày trước. Nhưng dù sao thì đây cũng vẫn thực sự là một tùy chọn cần có khi mà ngay cả một số sản phẩm ngày trước của chính Microsoft – như Windows 7, vốn không được thiết kế với tầm nhìn về các chức năng dạng như Secure Boot – cũng sẽ cần có nó mới có thể hoạt động.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS Winsec2-059d9

Không có tùy chọn này thì bản thân Windows 7 cũng... ra rìa

  • Tự thực hiện thêm chứng thực cho UEFI Firmware: Khá nhiều nhà phát triển Linux distro đã thực hiện công việc tự chứng thực cho bootloader của mình, và người dùng với đủ kinh nghiệm có thể thao tác để bổ sung các chứng thực này vào firmware hệ thống của mình. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp có thể ứng dụng đại trà.
  • Live OS: quá trình boot từ các thiết bị gắn ngoài sẽ không chịu sự kiểm soát của Secure Boot, chúng ta sẽ nói kỹ hơn về điểm này trong phần cuối bài viết.

Với tuổi đời cũng đã đạt mức tương đối của UEFI Secure Boot, hiện tại đa số các Linux distro phổ biến đều đã được cung cấp kèm theo hướng dẫn phương pháp cài đặt trên các phần cứng có kích hoạt tính năng này. Trường hợp mà phiên bản bạn muốn cài đặt không cung cấp thông tin gì liên quan đến việc này, lựa chọn đơn giản nhất sẽ là tắt Secure Boot.

Cách tắt Secure Boot

Các tùy chọn để điều khiển Secure Boot được đặt trong phần UEFI Firmware Settings. Ta có thể truy cập menu này từ mục advanced boot options của Windows 8. Có 3 cách để mở boot options:

  • Charmbar > Settings > PC Settings > General > Advanced Startup > Restart Now >
  • Charmbar > Settings > Power > giữ shift sau đó chọn Restart
  • Sử dụng lệnh shutdown.exe /r /o trong command line.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS Image149-a6144

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS Access-uefi-firmware-settings-a6144 
Tiếp theo khi chọn Troubleshoot > Advanced options, đa số máy sẽ cung cấp cho người dùng tùy chọn truy cập menu UEFI Settings (một số trường hợp hiếm không có thì ta sẽ cần kiểm tra hướng dẫn kèm theo phần cứng – thường là mainboard). Từ bước này các thao tác sẽ khác nhau tùy theo firmware của hãng sản xuất phần cứng, nhưng đa số trường hợp tùy chọn tắt Secure Boot sẽ được đặt trong nhóm “Security”.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS Secure_Boot-1-a6144
Boot từ phần cứng gắn ngoài.

Nhìn chung, các thiết bị gắn ngoài được cài sẵn các phiên bản Live OS sẽ không phải chịu sự quản lý của UEFI Secure Boot. Đây là con đường chung mà nhiều chuyên gia đã đề xuất để cho phép những người dùng có kinh nghiệm có thể thực hiện cài đặt chứng thực của mình trên mọi nền tảng phần cứng từ mọi hãng sản xuất. Nhìn từ góc độ của người dùng – ta có thêm lựa chọn sử dụng Linux Live OS hoặc sâu hơn là bổ sung khả năng cài đặt các bản Linux cần dùng cho máy của mình, nhưng đồng thời đây còn là cứu cánh cho các nhóm phát triển phần mềm nhỏ lẻ. Việc tự động hóa quá trình tìm kiếm/cài đặt các chứng thực lưu trữ trên các USB hay CD/DVD boot mà người dùng đưa vào được đánh giá là giải pháp tối ưu, nên được “chuẩn hóa” nhất - thay cho việc để hàng hà sa số các hãng sản xuất phần cứng và công ty/tổ chức phần mềm tự liên hệ xác thực lẫn nhau một cách hỗn loạn. Công bằng mà nói, việc để ngỏ cánh cửa này thực chất đã cắt giảm đôi chút tính bảo mật mà Secure Boot mang lại, bởi các USB hay CD/DVD này hoàn toàn có khả năng đã bị “nhiễm bệnh” từ xa – cũng như cho phép kẻ xấu toàn quyền phá hoại/thâm nhập các máy mà chúng có điều kiện tiếp cận trực tiếp. Tuy nhiên như đã nói ở trên, để đổi lấy sự linh hoạt ta không thể tránh khỏi đôi chút rủi ro.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS Rtc1101ts_avnet2_large-92e97
Hiện tại việc cài đặt các chứng thực vẫn khác nhau tương đối nhiều tùy theo bộ đôi UEFI firmware và Linux distro mà người ta muốn kết hợp. Cũng do sự thiếu chuẩn hóa nên các thao tác vẫn đòi hỏi nhiều kiến thức không phù hợp với người dùng bình dân. Dù vậy, một điểm sáng cần được nhắc tới là Microsoft đã giúp cho Boot từ phần cứng gắn ngoài trở nên tương đối dễ dàng so với trước kia, đặc biệt là so với các BIOS đời cũ. Nếu như trước đây, ta phải vội vàng nhấn một phím chức năng (thay đổi tùy theo hãng phần cứng) trong vài giây đầu khi máy tính khởi động để có được tùy chọn boot từ CD/DVD và USB – đôi lúc thậm chí còn phải thay đổi thứ tự thiết bị lưu trữ trong BIOS/UEFI – thì giờ đây tất cả những gì người dùng cần làm là vào boot options từ Windows 8 (theo 3 cách ở trên). Tùy chọn Use a device sẽ giúp ta dễ dàng sử dụng các phiên bản Linux Live OS hay bất kỳ portable OS nào chứa sẵn trên thiết bị gắn ngoài của mình.

Tìm hiểu về UEFI - giải pháp thay thế BIOS 20130603_1319021-a6144

Tham khảo: Makeuseof, Thehackernews, tổng hợp
https://ilib.forumvi.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà iLib

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Sponsored content

Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết




    • CMC Soft
      Hoàng Trọng Phúc

      mobile phone 090 421 0749


      Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
    free counters