Change background imageAdd FavoriteRSS
THƯ VIỆN

CMCSoft cùng tham giahỗ trợ khách hàng trên Diễn đàn

xem hướng dẫn Xem hướng dẫn ĐĂNG KÝ thành viên !

Không nên Click vào nội dung Quảng cáo của Forumotion - nhà cung cấp dịch vụ hosting miễn phí!

You are not connected. Please login or register

Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Sun Jun 23, 2013 8:20 pm
iLib
iLib

Năng nổ

Wi-Fi 5G là một cách gọi khác được Broadcom đặt cho chuẩn 802.11ac.

Hiện nay, Wi-Fi chuẩn 802.11n đang được sử dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên chuẩn 802.11ac mới hơn đang “lăm le” hất cẳng 802.11n để trở thành chuẩn Wi-Fi phổ biến nhất trong tương lai gần. Sở dĩ 802.11ac được đánh giá cao là nhờ tốc độ vượt trội của nó so với người tiền nhiệm, không chỉ vậy, chuẩn ac còn có phạm vi phủ sóng rộng hơn, tiết kiệm năng lượng và độ ổn định cao.

Những điều bạn cần biết về WiFi chuẩn AC Screen%20Shot%202012-01-05%20at%2012.02.31%20AM-c7357
802.11ac chính là bước phát triển mới nhất của công nghệ Wi-Fi. Broadcom đã đề nghị gọi tên các sản phẩm dùng chip Wi-Fi tiêu chuẩn 802.11ac là Wi-Fi 5G, vì 802.11ac là tiêu chuẩn IEEE thế hệ thứ 5 cho công nghệ mạng không dây phổ dụng. Các thế hệ trước gồm: 802.11, 802.11b, 802.11a/g, 802.11n.

Tốc độ lý thuyết và thực tế của chuẩn Wi-Fi 802.11ac

Giữa 802.11ac và 802.11n, tồn tại một số điểm khác biệt quan trọng. Trước tiên, 802.11ac cho phép tốc độ truyền tải trung bình cao gấp 3 lần 802.11n, qua đó giúp Wi-Fi 5G trở thành chuẩn Wi-Fi đầu tiên vượt qua ngưỡng 1 Gbps. Nên nhớ rằng, cho đến năm 2009, tốc độ tối đa của Wi-Fi chuẩn N cũng chỉ khoảng trên 100 Mbps mà thôi. Tương tự như chuẩn n, chuẩn 802.11ac cho phép tăng băng thông theo cấp số nhân. Theo lý thuyết, số luồng dữ liệu truyền nhận tối đa của chuẩn ac có thể đạt từ 3 đến 8. Như vậy, băng thông tối đa của chuẩn 802.11ac thậm chí có thể đến vài Gbps. Các thiết bị thế hệ đầu tiên hỗ trợ chuẩn 802.11ac chỉ dùng ăng-ten 2x3 hay 3x3, vì vậy băng thông tối đa có thể đạt 900 Mbps hay 1,3 Gbps.

Những điều bạn cần biết về WiFi chuẩn AC 5gwifi-c7357
Tuy nhiên, khác với những quảng cáo mang tính lý thuyết, tốc độ tối đa thực tế hiện nay của chuẩn Wi-Fi 802.11ac chưa thể đạt ngưỡng 1,3 Gbps mà dừng lại ở con số 800 Mbps. Tất nhiên đó vẫn là kết quả cao hơn nhiều so với khi sử dụng chuẩn n. Tốc độ kết nối thực tế của 802.11ac bị giới hạn rất nhiều là do các yếu tố sau đây chi phối: phí mạng, phần cứng, vấn đề nghẽn mạng do cơ sở hạ tầng, khoảng cách, số lượng thiết bị kết nối đồng thời, hay bộ định tuyến đời cũ không tương thích với chuẩn mạng mới.

802.11ac hỗ trợ tốt cho video và giải trí

Các thiết bị di động trang bị chipset 802.11ac sẽ có khả năng tận dụng băng thông gấp 2 lần so với thiết bị di động trang bị chipset hỗ trợ chuẩn 802.11n. Chuẩn 802.11ac sở hữu khả năng truyền tải dữ liệu cực tốt nhờ băng thông rộng. Ưu điểm này đặc biệt đáng giá nếu bạn là một người chuyên làm việc với game hoặc xây dựng các hội nghị truyền hình. Bên cạnh đó, chuẩn 802.11ac mở ra khả năng truyền tải các nội dung chất lượng cao (như video HD) trong lĩnh vực phạm vi gia đình một cách dễ dàng.

Những điều bạn cần biết về WiFi chuẩn AC Screen%20Shot%202012-01-05%20at%201.20.39%20AM-c7357
Ngoài ra, đây cũng là xu thế tất yếu bởi người dùng luôn cần một mạng Wi-Fi nhanh hơn để kết nối các thiết bị cá nhân. Chuẩn 802.11ac cho phép phát đồng thời 4 bộ phim với độ phân giải 1080p lên 4 HDTV khác nhau, mức hiệu năng không tưởng so với chuẩn n.

Bộ định tuyến 802.11ac sử dụng nhiều ăng-ten

Để cải thiện phạm vi và độ ổn định, hầu hết các thiết bị định tuyến 802.11ac đều sử dụng nhiều ăng-ten hơn so với bộ định tuyến 802.11n. Trong tương lai, router 802.11ac thậm chí hỗ trợ tới 8 ăng-ten hoạt động.

Router 802.11ac sẽ sử dụng công nghệ "beamforming"

Wi-Fi 5G được tích hợp công nghệ Beamforming cho phép bắn các chùm sóng đến đúng mục tiêu với hiệu suất tốt nhất, giảm nhiễu và những lãng phí trong quá trình truyền tải. Nếu sử dụng phương pháp MIMO (Multiple Input Multiple Output), thiết bị phát Wi-Fi chuẩn n sẽ chia gói dữ liệu ra thành nhiều phần, mỗi phần được gọi là một luồng dữ liệu và phát từng luồng dữ liệu qua các ăng-ten riêng rẽ. Do gặp phải các vật cản, những tín hiệu này sẽ qua các bộ định tuyến, đến các ăng-ten thu ở những thời điểm khác nhau. Wi-Fi 5G thì khác. Với Beamforming, gói dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp, chính xác từ ăng-ten phát đến ăng-ten thu xác định, qua đó tiết kiệm băng thông đáng kể.

Những điều bạn cần biết về WiFi chuẩn AC Buffalorouter-900-75-c7357
Chuẩn Wi-Fi 802.11ac sử dụng băng tần 5 GHz

Bộ định tuyến chuẩn 802.11ac sẽ hỗ trợ băng tần 5 GHz. So với 2,4 GHz, băng tần này có ưu điểm là tránh được can nhiễu của các thiết bị gia dụng khác. Trong khi đó, các thiết bị phần cứng sử dụng 802.11ac sẽ dùng 2 kênh chính trong phạm vi 80 GHz và 160 GHz.

Router 802.11ac sẽ tương thích ngược

Vấn đề tương thích ngược với các thiết bị hỗ trợ Wi-Fi chuẩn n 2,4 GHz cũng được giải quyết ổn thỏa khi các nhà sản xuất đưa ra giải pháp: Router Wi-Fi thế hệ thứ 5 sẽ cung cấp song song sóng 802.11ac trên băng tần 5 GHz và sóng 802.11n trên băng tần 2,4 GHz. Vì vậy, các thiết bị hỗ trợ Wi-Fi chuẩn n sẽ chắc chắn vẫn kết nối được với các router đời mới. Trong tương lai, khi chuẩn 802.11ac trở thành phổ biến, tính năng này có thể được gạt bỏ.

Wi-Fi 802.11ac sẽ nhanh chóng “lan rộng”

Đón đầu xu thế công nghệ mới, hiện nay rất nhiều nhà sản xuất đã tích hợp chuẩn Wi-Fi 802.11ac trên các thiết bị của mình. Đơn cử có thể kể đến chiếc điện thoại Samsung Galaxy S4 hay máy tính Macbook Air 2013 vừa ra mắt. Dự kiến đến quý III năm nay chúng ta sẽ đón nhận rất nhiều sản phẩm di động, laptop hay các dòng Ultrabook được trang bị Wi-Fi chuẩn ac.

Những điều bạn cần biết về WiFi chuẩn AC Gsmarena_001-c7357
Không chỉ dừng lại ở 802.11ac, công nghệ Wi-Fi sẽ tiếp tục hướng đến những tiêu chuẩn mới trong tương lai. Thậm chí, liên minh Wi-Fi Alliance đang xúc tiến thực hiện dự án Passpoint để kết nối các điểm truy cập Wi-Fi công cộng thành một mạng chung giống như mạng điện thoại hoặc sử dụng Wi-Fi để kết nối và quản lý đồng thời các thiết bị gia dụng, thiết bị điện tử và thiết bị di động.

Vẫn tồn tại những rào cản đối với kết nối không dây

Mong muốn là một chuyện nhưng thực tế thường không hề dễ dàng, mô hình “không dây” trên diện rộng khó có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Chúng ta có thể kết nối không dây trong phạm vi hẹp (gia đình, tổ chức) một cách đơn giản. Tuy nhiên, khi vấn đề được đưa lên tầm vĩ mô, rào cản về chi phí, độ ổn định và cả nguy cơ tắc nghẽn / nhiễu sóng là những vấn đề cần được lường trước. Khi đó, giải pháp mạng dây hiện nay vẫn có tính khả thi cao hơn.

Bên cạnh đó, dù có băng thông lớn, tốc độ cao nhưng với luồng thông tin lưu hành trong phạm vi cực rộng thì Wi-Fi vẫn chưa đủ sức để đáp ứng một cách toàn vẹn. Nhưng biết đâu chỉ một thời gian ngắn nữa, các nhà khoa học lại tìm ra được một giải pháp hạn chế các nhược điểm nêu trên của kết nối không dây. Tương lai vẫn đang rộng mở với Wi-Fi và cả chuẩn 802.11ac.

Tham khảo: Techradar.com
https://ilib.forumvi.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà iLib
Tue Jun 25, 2013 7:50 am
iLib
iLib

Năng nổ

Những điều bạn cần biết về WiFi chuẩn AC Wifi_5g_802-11ac-png

Trong khoảng một năm trở lại đây chúng ta được nghe nhắc nhiều đến chuẩn Wi-Fi 802.11ac, hay còn gọi là Wi-Fi thế hệ thứ năm. Nó là chuẩn mạng không dây đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên các router, máy tính và tất nhiên là cả các thiết bị di động như smartphone. So với Wi-Fi 802.11n đang được dùng phổ biến hiện nay, chuẩn 802.11ac mang lại tốc độ nhanh hơn. Nhưng đó liệu có phải là tất cả? Mời các bạn xem qua bài viết này.

IEEE 802.11ac là gì?

Các chuẩn mạng Wi-Fi mà chúng ta sử dụng hiện nay đều thuộc bộ tiêu chuẩn IEEE 802.11 đi kèm một hoặc nhiều chữ cái phía sau. IEEE là chữ viết tắt cho Institute of Electrical and Electronics Engineers, tạm dịch là Hiệp hội các kĩ sư Điện và Điện Tử, cơ quan có trách nhiệm phê chuẩn cấu hình cũng như thúc đẩy sự phát triển của Wi-Fi. Từ năm 1999 đến nay, các chuẩn mạng Wi-Fi được sử dụng rộng rãi bao gồm:


  • (1997) 802.11: Wi-Fi thế hệ thứ nhất, có thể mang lại tốc độ 1Mb/s và 2Mb/s, sử dụng băng tần 2,4GHz của sóng radio hoặc hồng ngoại.
  • (1999) 802.11b: Wi-Fi thế hệ thứ hai, có khả năng mang lại tốc độ 11Mb/s ở băng tần 2.4 GHz trên sóng radio.
  • (1999) 802.11A: Wi-Fi thế hệ thứ ba, tuy nhiên nó lại ra mắt cùng thời điểm với 802.11b. chuẩn A mang lại tốc độ truyền tải nhanh hơn, lên đến 54Mb/s vì sử dụng băng tần 5GHz nhưng lại bị hạn chế về tầm phủ sóng so với 802.11b.
  • (2003) 802.11g: Wi-Fi thế hệ thứ ba, tốc độ truyền tải 54Mb/s và sử dụng băng tần 2,4GHz. Đây là chuẩn mạng vẫn còn xuất hiện ở nhiều thiết bị đến tận ngày hôm nay.
  • (2009) 802.11n: Wi-Fi thế hệ thứ tư, tốc độ tối đa 600Mb/s (trên thị trường phổ biến có các thiết bị 150Mb/s, 300Mb/s và 450Mb/s). Chuẩn này có thể hoạt động trên cả hai băng tần 2,4GHz lẫn 5GHz và nếu router hỗ trợ thì hai băng tần này có thể cùng được phát sóng song song nhau.
  • (201x) 802.11ac: tốc độ tối đa hiện là 1730Mb/s (sẽ còn tăng tiếp) và chỉ chạy ở băng tần 5GHz. Một số mức tốc độ thấp hơn (ứng với số luồng truyền dữ liệu thấp hơn) bao gồm 450Mb/s và 900Mb/s. Hiện chuẩn này chưa được phê duyệt chính thức nhưng điều đó sẽ sớm xảy ra mà thôi, có thể là ngay trong năm 2013 này.


Những điều bạn cần biết về WiFi chuẩn AC Wifi_timeline-png

Theo Cisco, hiện chúng ta đang ở giai đoạn Wave 1 của Wi-Fi 802.11ac, sau đó sẽ có thêm Wave 2 và thậm chí là Wave 3. Bạn hãy nhìn biểu đồ bên dưới, màu đỏ là tốc độ tối thiểu, màu xanh dương là tốc độ phổ biến. Đường màu đen ghi chữ Product Max là tốc độ tối đa chúng ta có thể thấy trên các sản phẩm thương mại, còn đường STD Max là tốc độ cao nhất có thể đạt được theo cấu hình lý thuyết.


Những điều bạn cần biết về WiFi chuẩn AC Wi-fi_ac_wave-jpg

Về mặt lý thuyết, Wi-Fi 802.11ac sẽ cho tốc độ cao gấp ba lần so với Wi-Fi 802.11n ở cùng số luồng (stream) truyền, ví dụ khi dùng ăng-ten 1x1 thì Wi-Fi ac cho tốc độ 450Mb/s, trong khi Wi-Fi n chỉ là 150Mb/s. Còn nếu tăng lên ăng-ten 3x3 với ba luồng, Wi-Fi ac có thể cung cấp 1300Mb/s, trong khi Wi-Fi n chỉ là 450Mb/s. Tuy nhiên, những con số nói trên chỉ là tốc độ tối đa trên lý thuyết, còn trong đời thực thì tốc độ này sẽ giảm xuống tùy theo thiết bị thu phát, môi trường, vật cản, nhiễu tín hiệu...




Xem video Buffalo trình diễn mạng 802.11ac tại CES 2012



Ngoài tốc độ ra, 802.11ac còn có điểm gì mới?

1. Băng thông kênh truyền rộng hơn: Băng thông rộng hơn giúp việc truyền dữ liệu giữa hai thiết bị được nhanh hơn. Trên băng tần 5GHz, Wi-Fi 802.11ac hỗ trợ các kênh với độ rộng băng thông 20MHz, 40MHz, 80MHz và tùy chọn 160MHz. Trong khi đó, 802.11n chỉ hỗ trợ kênh 20MHz và 40MHz mà thôi. Như đã nói ở trên, kênh 80MHz thì tất nhiên chứa được nhiều dữ liệu hơn là kênh 40MHz rồi.



Những điều bạn cần biết về WiFi chuẩn AC Bang_thong-jpg


2. Nhiều luồng dữ liệu hơn: Spatial stream là một luồng dữ liệu được truyền đi bằng công nghệ đa ăng-ten MIMO. Nó cho phép một thiết bị có thể phát đi cùng lúc nhiều tín hiệu bằng cách sử dụng nhiều hơn 1 ăng-ten. 802.11n có thể đảm đương tối đa 4 spatial stream, còn với Wi-Fi 802.11ac thì con số này được đẩy lên đến 8 luồng. Tương ứng với đó sẽ là 8 ăng-ten, còn gắn trong hay ngoài thì tùy nhà sản xuất nhưng thường họ sẽ chọn giải pháp gắn trong để đảm bảo tính thẩm mỹ.

3. Hỗ trợ Multi user-MIMO: Ở Wi-Fi 802.11n, một thiết bị có thể truyền nhiều spatial stream nhưng chỉ nhắm đến 1 địa chỉ duy nhất. Điều này có nghĩa là chỉ một thiết bị (hoặc một người dùng) có thể nhận dữ liệu ở một thời điểm. Người ta gọi đây là single-user MIMO (SU-MIMO). Còn với chuẩn 802.11ac, một kĩ thuật mới được bổ sung vào với tên gọi multi-user MIMO. Nó cho phép một access point sử dụng nhiều ăng-ten để truyền tín hiệu đến nhiều thiết bị (hoặc nhiều người dùng) cùng lúc và trên cùng một băng tần. Các thiết bị nhận sẽ không phải chờ đợi đến lượt mình như SU-MIMO, từ đó độ trễ sẽ được giảm xuống đáng kể.



Những điều bạn cần biết về WiFi chuẩn AC Mu_mimo-png


Tuy nhiên, Multi user-MIMO là một kĩ thuật khó và ở thời điểm hiện tại, nó sẽ không có mặt trên các access point và router Wi-Fi 802.11ac. Phải đến đợt thứ hai (wave 2) thì ..-MIMO mới có mặt, nhưng sự hiện diện cũng sẽ rất hạn chế.

Thêm một số thông tin cho bạn về ăng-ten MIMO. Ăng-ten phát được kí hiệu là Tx, và ăng-ten thu là Rx. Trên một số thiết bị mạng như router, card mạng, chip Wi-Fi, bạn sẽ thấy những con số như 2x2, 2x3, 3x3 thì số đầu tiên trước dấu nhân là ăng-ten phát (Tx), còn phía sau là ăng-ten thu (Rx). Ví dụ, thiết bị 2x2 là có 2 ăng-ten thu và 2 ăng-ten phát.

4. Beamforimg: Wi-Fi là một mạng đa hướng, tức tín hiệu từ router phát ra sẽ tỏa ra khắp mọi hướng. Tuy nhiên, các thiết bị 802.11ac có thể sử dụng một công nghệ dùng để định hướng tín hiệu truyền nhận gọi là beamforming (dịch ra thì chữ này có nghĩa là "tạo ra một chùm tín hiệu"). Router sẽ có khả năng xác định vị trí của thiết bị nhận, ví dụ như laptop, smartphone, tablet, để rồi tập trung đẩy năng lượng tín hiệu lên mức mạnh hơn hướng về phía thiết bị đó. Mục đích của beamforming đó là giảm nhiễu.



Những điều bạn cần biết về WiFi chuẩn AC Beam_forming-png

Mặc dù sóng Wi-Fi vẫn tỏa ra khắp mọi hướng, tuy nhiên với công nghệ beamforming thì chùm tín hiệu có thể được định hướng tốt hơn đến một thiết bị xác định trong vùng phủ sóng


Theo giải thích của Cisco, thực chất bất kì trạm phát Wi-Fi nào có nhiều ăng-ten đều có thể beamform, tuy nhiên Wi-Fi 802.11ac dùng kĩ thuật gọi là "sounding" để giúp router xác định vị trí của thiết bị nhận một cách chính xác hơn.

5. Tầm phủ sóng rộng hơn

Biểu đồ bên dưới do Netgear cung cấp, theo đó chúng ta có thể thấy rằng với cùng 3 ăng-ten, router dùng chuẩn 802.11ac sẽ cho tầm phủ sóng rộng đến 90 mét, trong khi router xài mạng 802.11n có tầm phủ sóng chỉ khoảng 80 mét là tối đa. Tốc độ của mạng 802.11ac ở từng mức khoảng cách cũng nhanh hơn 802.11n, biểu thị bằng vùng màu xanh dương luôn nằm cao hơn vùng màu xanh lá. Với những nhà, văn phòng rộng, chúng ta có thể giảm số lượng repeater cần dùng để khuếch đại và lặp tín hiệu, tiết kiệm được kha khá chi phí.



Những điều bạn cần biết về WiFi chuẩn AC 5g-wifi-speed-and-coverage-vs-11n-jpg



Router Wi-Fi 802.11ac sẽ tương thích ngược với các chuẩn cũ

Hiện nay, hầu hết các router Wi-Fi trên thị trường có hỗ trợ chuẩn 802.11ac sẽ hỗ trợ thêm các chuẩn cũ, bao gồm b/g/n. Chúng cũng sẽ có hai băng tần 2,4GHz lẫn 5GHz. Đối với những router có khả năng chạy hai băng tần cùng lúc (bạn sẽ thấy quảng cáo có chữ simultaneous), băng tần 2,4GHz sẽ được sử dụng để phát Wi-Fi n, còn 5GHz sẽ dùng để phát Wi-Fi ac.

Cũng chính vì khả năng phát song song như trên mà tốc độ tối đa do nhà sản xuất quảng cáo sẽ là phép cộng của tốc độ tối đa trên dải 2,4GHz và 5GHz. Ví dụ,  có "max speed" là 1,75Gbps, bao gồm 1,3Gbps cho chuẩn ac ở băng tần 5GHz và 450Mbps cho chuẩn n ở băng tần 2,4GHz.

[b">Ứng dụng của Wi-Fi 802.11ac

Ồ, hiểu rồi, Wi-Fi 802.11ac nhanh hơn, mạnh hơn đó, vậy thì nó giúp gì được cho chúng ta? Trước hết, với tốc độ truyền tải nhanh hơn, chúng ta sẽ có tốc độ kết nối Internet nhanh hơn. Hãy thử tưởng tượng nhà bạn có được một đường kết nối mạng lên đến 1Gbps (như 
), nếu chỉ sử dụng router Wi-Fi 802.11n thì bạn chỉ có tốc độ tối đa là 450Mb/s (nếu hai băng tần thì lên 900Mb/s là hết mức), chưa tận dụng được hết tốc độ mà nhà cung cấp đưa cho chúng ta. Còn nếu trong nhà bạn có một chiếc router 802.11ac thì bạn có thể tận dụng tốt nhất đường truyền mạng này bởi tốc độ tối đa có thể đạt mức 1,3Gbps lận.

Tất nhiên, ở Việt Nam chúng ta thì cơ sở hạ tầng mạng chưa phát triển được đến mức như thế, một gói cước cáp quang cho hộ gia đình cũng chỉ mới đạt khoảng 10Mbps là nhanh nên Wi-Fi 802.11n cũng đủ chơi rồi. Trong môi trường doanh nghiệp với cáp quang tốc độ siêu cao thì may ra Wi-Fi 802.11ac mới tỏ ra hữu ích.

Ngoài ra, Wi-Fi 802.11ac còn có thể được áp dụng để truyền dữ liệu giữa các thiết bị trong một mạng nội bộ hoặc mạng gia đình với tốc độ cao hơn hiện nay. Một ứng dụng dễ thấy nhất là để stream video Full-HD. Trong một đợt trình diễn, hãng Netgear có thể sử dụng router 802.11ac của họ để truyền 4 bộ phim Full-HD cùng lúc đến bốn chiếc HDTV khác nhau, điều không thể làm được với Wi-Fi n hiện nay. Nó cũng sẽ giúp quá trình sao chép dữ liệu giữa máy tính, smartphone, tablet với ổ cứng mạng cũng như giữa các thiết bị với nhau được nhanh chóng hơn (về lý thuyết là chỉ tốn 1/3 thời gian so với chuẩn 802.11n). Và thời thời gian chờ đợi ngắn hơn kéo theo thời lượng pin sẽ dài hơn bởi năng lượng tiêu thị ít hơn.

[b">Một số thiết bị hiện có trên thị trường hỗ trợ cho 802.11ac




Vậy còn các chữ khác của Wi-Fi 802.11 như thế nào?

Chúng ta đã thấy a, b, g, n, ac được dùng trong tên gọi của các chuẩn mạng không dây, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các chữ cái khác bị bỏ qua. Chúng ta có c, d, e, f, h, k, u, v, w, y, thậm chí là aa, ad, ae, mc, aj... Mỗi một chữ như thế sẽ ứng với mạng dùng cho các mục đích khác nhau, ví dụ như 802.11c dùng trong quá trình bắt cầu mạng, 802.11y bao gồm băng tần 3650–3700 MHz xài ở Mỹ, còn 802.11aj dùng cho mạng của quân đội Trung Quốc. Một số trong số đó là phần bổ sung (amendment) cho một chuẩn hiện có, ví dụ như 802.11e là mở rộng của 802.11.



Nguồn: TechRepublicTechRadar, [url=http://www.motorolasolutions.com/web/Business/_Documents/White Paper/_Static files/80211ac_White_Paper_0712-web.pdf]Motorola[/url], CiscoNetgear
https://ilib.forumvi.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà iLib

Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết




    • CMC Soft
      Hoàng Trọng Phúc

      mobile phone 090 421 0749


      Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
    free counters